các thành tựu tiêu biểu của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XIX

By Clara

các thành tựu tiêu biểu của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XIX

0 bình luận về “các thành tựu tiêu biểu của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XIX”

  1. Văn hóa dân gian , ca dao, tục ngữ, truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm 
    Văn hóa bác học : truyện kiều (nguyễn du )
    Xuất hiện thêm các nhà thơ nữ : Hồ Xuân Hương, Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm 
    => Nội dung : phản ánh cuộc sống xh và nguyện vọng của nd
    Nghệ thuật :
    Nghệ thuật sân khấu dgian : tuồng , chèo
    Nghệ thuật tạc tượng : tượng đồng 
    Nghệ thuật kiến trúc : chùa Tây Phương ( HN )
    ~ Good luck ~

    Trả lời
  2. các thành tựu tiêu biểu của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVII-nửa đầu thế kỉ XIX 

    +Văn học 

    – Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…

    – Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…

    +Nghệ thuật :

    – Văn nghệ dân gian:

    + Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.

    + Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…

    + Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…

    – Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

    – Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:

    + Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…

    + Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…

    +Khoa học – kĩ thuật :

    * Khoa học:

    – Sử học:

    + Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…

    + Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII – Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…

    + Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

    – Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…

    – Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

    * Kĩ thuật:

    – Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.

    – Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

    – Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

    Trả lời

Viết một bình luận