CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ 18 Câu hỏi(phần I) vẽ sơ đồ trình bày về giai cấp tầng lớp của pháp CÂU HỎI(phần II) 1.Trong giai đoạn này Vua lu-i

By Cora

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ 18
Câu hỏi(phần I)
vẽ sơ đồ trình bày về giai cấp tầng lớp của pháp
CÂU HỎI(phần II)
1.Trong giai đoạn này Vua lu-i 16 và hoàng hậu marie antoinette đã có cuôc sống như thế nào mà khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.?
2.Tìm hiểu về nhà ngục Ba-xti
(ko chép mạng)

0 bình luận về “CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ 18 Câu hỏi(phần I) vẽ sơ đồ trình bày về giai cấp tầng lớp của pháp CÂU HỎI(phần II) 1.Trong giai đoạn này Vua lu-i”

  1. 1. Là con út trong số 16 người con của Hoàng đế Francis I của Đế quốc La Mã Thần Thánh với Hoàng hậu Maria Theresia của Áo, Marie Antoinette có xuất thân dòng dõi nhà Habsburg của Thánh chế La Mã – một trong những đối thủ chính trị lớn nhất đối với nhà Bourbon của Vương quốc Pháp. Bà nổi tiếng là người phụ nữ xinh đẹp với đôi mắt biết nói, làn da trắng mịn được chăm sóc kĩ lưỡng, cơ thể luôn toát lên mùi hương đặc biệt do nước hoa chính bà tạo nên bằng các hương liệu đắt tiền. Vẻ đẹp quyến rũ đầy mê hoặc của bà đã làm say đắm nhiều người đàn ông, trong đó có cả hồng y giáo chủ Louis René Edouard de Rohan. Bà ở độ tuổi từ rất sớm đã được dự định hôn nhân với Trữ quân nước Pháp là Louis-Auguste để tạo liên minh giữa hai cường quốc lớn mạnh bậc nhất Châu Âu này. Tháng 4 năm 1770, sau khi kết hôn với Louis-Auguste, Marie Antoinette trở thành Trữ phi nước Pháp (Dauphine of France), từ đó có tên trong hàng thừa kế của nhà Bourbon. Marie Antoinette nhận danh hiệu Vương hậu của Pháp và Navarre khi chồng bà, Louis XVI của Pháp lên nối ngôi ông nội Louis XV trong năm 1774.
    2. 

    Chiến ngục Bastille là sự kiện quan trọng trong Cách mạng Pháp. Vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, những người dân Paris đã nổi dậy, tới chiếm nhà tù Bastille, một biểu tượng của quyền lực Vương triều.

    Ngày 11 tháng 7 năm 1789, vua Louis XVI trục xuất vị Thượng thư duy tân Jacques Necker và tái cơ cấu lại tất cả các bộ. Quyết định này khiến những người dân Paris nổi loạn. Khoảng gần 1000 người dân đã tới chiếm ngục Bastille, chống lại 114 binh lính của nhà vua. Sau 4 giờ xung đột, quân nổi dậy chiếm được ngục Bastille. Các cựu binh Pháp và lính Thụy Sĩ trấn giữ ngục Bastille không thể chống nổi, phải đầu hàng[1].

    Mặc dù có lệnh ngừng chiến để tránh sự tàn sát lẫn nhau, vị quan giám ngục ở đó là Hầu tước Bernard de Launay và nhiều lính gác vẫn bị giết. Đám đông đem đầu quan giám ngục cắm cọc mang đi diễu hành quanh thành phố. Tuy những người Paris chỉ giải thoát cho bảy tù nhân – gồm bốn kẻ lừa đảo, hai công tử quý tộc bị giam do đạo đức xấu, và một nghi phạm giết người – nhưng Bastille vẫn được coi là một biểu tượng hùng hồn của tất cả những gì bị căm ghét của “chế độ cũ”.

    Trả lời

Viết một bình luận