Cảm nhận của em về tác giả trong bài Nước đại việt ta

By Savannah

Cảm nhận của em về tác giả trong bài Nước đại việt ta

0 bình luận về “Cảm nhận của em về tác giả trong bài Nước đại việt ta”

  1. @SANGOFFICIAL

    Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, ông để lại cho đời sau một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự nghiệp văn học.Là người viết ra văn bản nước đại việt ta.Nhưng lại bị các quan thần khác đổ cho tội ám sát vua sau đó họ hàng của Nguyễn Trãi bị giết hết.Đáng tiếc cho một vị quan giỏi nhưng số phận đau thương.

    Trả lời
  2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi. Sau khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, vâng mệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết văn bản Bình Ngô đại cáo để công bốtrước dân chúng về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô đã hoàn thành. Bài cáo được ban bố vào đầu năm 1428, đây cũng là thời gian Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê.

    Bình Ngô đại cáo được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, bài cáo ca ngợi tinh thần độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc.

    Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Trong phần này, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Coi nhân nghĩa là cốt cách vàlà mục tiêu của dân tộc:

    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

    Yên dân, điếuphạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều vì con người và cho con người, vì nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt kẻ tham tàn, cứu nhân dân thoát khỏi đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân… đó chính là nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập đất nước, vì tự do của nhân dân. Việc nhân nghĩa bao giờ cũng chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng quân xâm lược, đó là tư tưởng:

    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

    Lấy chí nhân để thay cường bạo.

    Nhân dân ta đã lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời. Đó là nền văn hiến đã trải qua các triều đại và được khẳng định một cách chắc chắn ngang tầm với phong kiến Trung Hoa:

    Như nước Đại Việt ta từ trước,

    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

    Núi sông bờ cõi đã chia,

    Phong tục Bắc Nam cũng khác.

    Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,

    Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

    Song hào kiệt đời nào cũng có.

    Tác giả đã dẫn chứng nhiều chi tiết để khẳng định nước ta cũng là một thực thể độc lập và ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đó là có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ đã được chia, có thuần phong mĩ tục, có nền độc lập trải qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. Những yếu tốđó đã góp phần làm nên tầm vóc Đại Việt, đồng thời là sức mạnh của dân tộc để đương đầu thắng lợi trước những cuộc xâm lược của một thế lực hùng mạnh. Tác giả nhắc lại những chiến tích trong lịch sử để cảnh báo quân thù, đồng thời khẳng định sức mạnh và truyền thông bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta:

    Lưu Cung tham công nên thất bại,

    Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

    Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

    Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

    Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.

    Giọng văn trong bài cáo hùng hồn, đĩnh đạc; lí lẽ sắc bén; cách diễn đạt sóng đôi, cân xứng của lối văn biến ngẫu đã khẳng định và ca ngợi tầm vóc lớn lao của Đại Việt, biểu hiện một ý chí tự cường cao độ. Phần đầu của văn bản đã góp phần thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bản tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn của dân tộc.

    Nhớ vote 5 sao và trả lời hay nhất cho mình nha

    Trả lời

Viết một bình luận