Câu 1. Câu nào sau đây trong văn bản Sông nước Cà Mau có sử dụng phép nhân hóa? * A. Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh

By Lydia

Câu 1. Câu nào sau đây trong văn bản Sông nước Cà Mau có sử dụng phép nhân hóa? *
A. Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên
B. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.
C. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông…
D. Những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng…
Câu 2. Câu nào sau đây trong văn bản Sông nước Cà Mau không sử dụng phép nhân hóa? *
A.Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
B. Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
C. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải,…
D. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông…
Câu 3: Câu thơ sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? “Ôi những nàng xuân rất dịu dàng Hát câu quan họ chuyến đò ngang.” *
A. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
B. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
C. Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động của vật để chỉ hoạt động của người.
D. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất của vật để chỉ tính chất của người.
Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa? *
A. Quê hương tôi có con sông xanh biếc
B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
C. Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
D. Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Câu 5: Câu ca dao sau dùng kiểu nhân hóa nào? “Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương!” *
A. Trò chuyện, xưng hô với vật giống như đối với người.
B. Dùng những từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để biểu thị những tính chất của vật.
C. Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để biểu thị những tính chất của vật.
D. Dùng những từ ngữ tả hoạt động của sự vật để tả hoạt động của người.
Câu 6: Câu văn sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” *
A. Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật.
B. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
C. Dùng từ ngữ để trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
D. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của sự vật để chỉ hoạt động, tính chất của người.
Câu 7: Tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong câu văn ở câu 6 là gì? *
A. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
B. Làm người đọc hình dung rõ ràng hơn về những chòm cổ thụ
C. Giúp cho việc miêu tả của tác giả rõ ràng hơn
D. Giúp cho hình ảnh những chòm cổ thụ trở nên gần gũi với con người hơn, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
Câu 8: Câu văn “Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước” sử dụng phép nhân hóa, đúng hay sai? *
A. Đúng
B. Sai
Câu 9 : Câu văn ” Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước” sử dụng phép nhân hóa, đúng hay sai? *
A. Đúng
B. Sai
Câu 10: Trong câu “Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ…”, từ chị ở câu trên thuộc kiểu nhân hóa nào?
A. Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật.
B. Dùng từ ngữ để trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
C. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
D. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của sự vật để chỉ hoạt động, tính chất của người.




Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm