Câu 1: Con người và các loài động vật cần khí Ôxi trong không khí để hô hấp, theo em thực vật có cần khí Ôxi trong không khí để hô hấp không? Câu 2: D

By Arya

Câu 1: Con người và các loài động vật cần khí Ôxi trong không khí để hô hấp, theo em thực vật
có cần khí Ôxi trong không khí để hô hấp không?
Câu 2: Dựa vào tập bản đồ Địa lí 6 trang Các tầng khí quyển của Trái Đất, em hãy cho biết:
– Khí quyển có mấy tầng? Kể tên các tầng đó và cho biết mỗi tầng có độ cao bao nhiêu? (ví
dụ: tầng đối lưu có độ cao từ 0km đến 16km)
– Lớp Ôdôn nằm ở tầng nào của khí quyển và cách mặt đất khoảng bao nhiêu km?
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Ôdôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Trái Đất, với môi trường sống và với con người
chúng ta. Nhiệm vụ của tầng Ôdôn là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho
chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất. Tia cực tím là những
tia rất có hại cho con người, nhờ tầng Ôdôn che chắn, con người có thể tránh được việc mắc
phải các bệnh về da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và
bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên Trái Đất.
Các hợp chất có trong Ôdôn cũng có tính sát khuẩn và khử trùng nên được con người sử dụng
để khử trùng trong nước sinh hoạt thay cho phương pháp thông thường là dùng Clo.
(Nguồn: http://nganhmoitruong.edu.vn/moi-truong/vai-tro-cua-tang-ozon/)
– Lớp Ôdôn có tác dụng gì đối với sinh vật và sức khỏe của con người trên Trái Đất?
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lớp Ôdôn được ví như là chiếc “áo giáp” mỏng manh của trái đất, thế nhưng hiện tại lớp
Ôdôn đã bị thủng.
Nguyên nhân chính khiến cho lớp Ôdôn hỏng chủ yếu là do các hoạt động sản xuất, sinh
hoạt của con người. Việc con người sử dụng nhiều hóa chất độc hại để diệt trừ sâu bọ, sử
dụng Freon trong hệ thống khép kín của tủ lạnh, các công nghệ đông lạnh,… khiến các hóa
chất độc hại này khi thải ra ngoài môi trường sẽ bay lên khí quyển và phá vỡ kết cấu của lớp
Ôdôn.
Ở những hoạt động sản xuất công nghiệp như khí thải công nghiệp (NO hay CO2) là những
loại khí độc và tồn tại rất lâu trong khí quyển. Trong khi đó, cuộc sống càng phát triển, nền
công nghiệp ở các quốc gia cũng ngày càng phát triển với sự ra đời của nhiều nhà máy, nhiều
xí nghiệp đã khiến cho lượng khí độc hại được thải vào môi trường, bay lên khí quyển ngày
càng nhiều hơn, lớp Ôdôn sẽ bị phá hủy nhiều hơn.
Việc con người sử dụng các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu để hoạt động sẽ thải
ra môi trường những khí thải rất độc hại.
(Nguồn: http://nganhmoitruong.edu.vn/moi-truong/vai-tro-cua-tang-ozon/)
– Em hãy nêu ngắn gọn nguyên nhân làm cho lớp Ôdôn bị thủng?
– Em sẽ làm gì để bảo vệ lớp Ôdôn?

0 bình luận về “Câu 1: Con người và các loài động vật cần khí Ôxi trong không khí để hô hấp, theo em thực vật có cần khí Ôxi trong không khí để hô hấp không? Câu 2: D”

  1. Câu 1:

    Có, ngoài con người và động vật cần khí oxi trong không khí để hô hấp ra,thực vật cũng cần khí oxi trong không khí để hô hấp.

    Câu 2:

    – Khí quyển có 4 tầng:

    + Tầng đối lưu: 20 km  

    + Tầng bình lưu: 70 km đến 140 km

    + Tầng trung gian: 50 km tới 80–90 km

    + Tầng điện ly: 50–80 km đến khoảng 1000km.

    – Lớp Ozon nằm ở tầng bình lưu,cách mặt đất 10-15km.

    Trả lời
  2. C1:

    Có,ngoài con người và động vật cần khí oxi trong không khí để hô hấp ra,thực vật cũng cần khí oxi trong không khí để hô hấp.

    C2:

    -Khí quyển có 4 tầng:

    + tầng đối lưu:20 km (12 dặm) 

    +tầng bình lưu:70 km đến 140 km

    +tầng trung gian:50 km tới 80–90 km

    +tầng điện ly: 50–80 km đến khoảng 1000km.

    -Lớp Ozon nằm ở tầng bình lưulưu,cách mặt đất 10-15km.

    C3:

    Ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trái đất, với môi trường sống và với con người chúng ta. Nhiệm vụ của tầng ozon là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất. Tia cực tím là những tia rất có hại cho con người, nhờ tầng ozon che chắn, con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh về da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên trái đất.

    C4:

    -Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ, tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là “gas”). Nhờ có dung dịch hóa học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozone. 

    Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hỏa cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hóa chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hóa chất dạng freon bốc hơi bay lên phá hủy tầng ozone. Qua đó, chúng ta thấy rằng, tầng ozone bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hóa chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là “thủ phạm” làm thủng tầng ozone, đe dọa sức khỏe của chính mình.

    -Để bảo vệ lớp Ozon,ta nên:

    +Kiểm tra thành phần gây hại có thể có trong bình cứu hỏa

    +Đừng mua những sản phẩm dạng bình xịt chứa CFC

    +Thải bỏ đúng cách tủ lạnh, tủ đông và điều hòa sản xuất trước năm 1995

    +Mua gỗ xẻ, gỗ dán và các sản phẩm từ gỗ không qua xử lý bằng etyl bromua.

    +Liên hệ với nông trại tại địa phương hoặc đại biểu quốc hội để kêu gọi sử dụng phân bón hiệu quả hơn.

    +Giảm thiểu tần suất lái xe…

    Trả lời

Viết một bình luận