Câu 1: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là A. đồi núi. B. đồng bằng C. bán bình nguyên. D. cao nguyên. Câu 2:

By Nevaeh

Câu 1: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là
   A. đồi núi. B. đồng bằng
   C. bán bình nguyên. D. cao nguyên.
Câu 2: Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?
A. Địa hình cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng.
C. Địa hình đê sông, đê biển. D. Địa hình cao nguyên.
Câu 3: Địa hình nước ta đa dạng, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi, vì
A. đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ đất liền.
B. đồi núi phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
C. đồi núi ảnh hường đến cảnh quan chung.
D. đồi núi ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế – xã hội.
Câu 4: Ở nước ta, địa hình dưới 1000m chiếm bao nhiêu?
A. 65%. B. 75%. C. 85%. D. 95%.
Câu 5: Đỉnh núi cao nhât nước ta là
A. Pu Lai Leng. B. Ngọc Linh. C. Tây Côn Lĩnh. D. Phan-xi-păng.
Câu 6: Vận động tạo núi nào làm cho địa hình nước ta được nâng lên và tạo thành các bậc kế tiếp
nhau?
A. Ca-lê-đô-ni. B. Héc-xi-ni.
C. In-đô-xi-ni. D. Hi-ma-lay-a.
Câu 7: Địa hình nước ta có hướng
A. bắc – nam, vòng cung. B. tây-đông, vòng cung.
B. tây bắc- đông nam, vòng cung. C. đông bắc-tây nam, vòng cung.
Câu 8: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đố núi
A. thấp. B. trung bình. C. cao. D. rất cao.
Câu 9: Vùng núi Tây Bắc có hướng núi chính là
A. đông bắc-tây nam. B. tây bắc-đông nam .
C. bắc-nam. D. Tây-đông.
Câu 10: Đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc?
   A. Vùng đồi núi thấp nổi bật là các cánh cung lớn.
   D. Vùng đồi núi và các cao nguyên badan xếp tầng rộng lớn.
   C. Vùng núi thấp có hai sường không đối xứng, sườn phía đông hẹp và dốc.
B. Vùng núi cao và những cao nguyên đá vôi nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông
nam.
Câu 11: Đồng bằng lớn nhất nước ta?
   A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng
   B. Đồng bằng duyên hải miền Trung
   C. Đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc
   D. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
Câu 12: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển?
   A. Vùng biển Bắc Bộ và Trung Bộ. B. Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ.
   C. Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ. D. Vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
1. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa địa hình châu thổ sông Hồng với địa hình châu thổ sông Cửu
Long?

0 bình luận về “Câu 1: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là A. đồi núi. B. đồng bằng C. bán bình nguyên. D. cao nguyên. Câu 2:”

  1. 1. A

    2. C

    3. A

    4. C

    5. D

    6. D

    7. B

    8. A

    9. B

    10. C

    11. D

    12. B

    * Đặc điểm chung của địa hình nước ta:

    – Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

    + Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm $\frac{3}{4}$ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

    + Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%

    + Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%

    + Đồng bằng chiếm $\frac{1}{4}$ diện tích

    – Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

    + Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo

    + Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.

    + Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.

    + Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

    – Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

    + Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.

    + Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo

    + Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

    * Điểm giống và khác nhau giữa địa hình châu thổ sông Hồng với địa hình châu thổ sông Cửu Long:

    a) Giống: Cả hai đồng bằng đều là vừng sụt võng được phù sa của hai con sông: sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp trong giai đoạn Tân kiến tạo.

    b) Khác:

    – Đồng bằng sông Hồng:

    + Diện tích: 15 000 km²

    + Độ cao: Trung bình 10m – 20m so với mực nước biển

    + Đặc điểm:

    _ Có hệ thống đê sông lớn chống lũ dài trên 2700 km

    _ Có những ô trũng trong đê không được bồi đắp tự nhiên hằng năm.

    – Đồng bằng sông Cửu Long:

    + Diện tích: 40 000 km²

    + Độ cao: Trung bình 2m – 3m so với mực nước biển:

    + Đặc điểm:

    _ Không có hệ thống đê lớn để ngăn lũ.

    _ Mùa lũ nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước

    vote 5*, cảm ơn và cho mình câu trả lời hay nhất nhaaa

    Trả lời

Viết một bình luận