Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây – Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy – Tìm câu đặc biệt và nêu

By Valentina

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây
– Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy
– Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt ấy
a. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế! Mãi không về!
(Nguyên Hồng)
b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng
(Lí Lan)
c. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
(Băng Sơn)
d. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
(Xuân Diệu)
e. Chị Dậu lại chan chứa nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:
– Vậy là tất cả đến 3 đồng rưỡi, cụ cho con 1 đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại! Ông Nghị đập tay xuống sập:
– Đem ngay ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời tây bây giờ thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mà mặc cả với mày…Hừ! Vừa mới ngoen ngoét nói rằng bán không ai mua, người ta làm phúc mua cho lại còn nhằng nhẵng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay!
(Ngô Tất Tố)
Câu 2: Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có chí thì nên”. Gạch chân và xác định 1 câu rút gọn và 1 câu đặc biệt.

0 bình luận về “Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây – Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy – Tìm câu đặc biệt và nêu”

  1. a)-Câu rút gon:

    +MÃi không về: mẹ đi mãi không về

    -Câu đặc biệt:

    +Mẹ ơi!

    b)-Câu rút gọn:

    +Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng

    -Câu đặc biêt:(không có)

    c) -Câu rút gọn:

    +Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường: nhiều người ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

    -Câu đặc biêt:(không có)

    d) -Câu rút gọn:

    Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải: ta nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…

    -Câu đặc biêt:(không có)

    e) -Câu rút gọn:

    +Đem ngay ra chợ mà bán: Chị đem ngay ra chợ mà bán

    +Không nói lôi thôi! : Chị không nói lôi thôi!

    +Vừa mới ngoen ngoét nói rằng bán không ai mua, người ta làm phúc mua cho lại còn nhằng nhẵng kêu rẻ! : chị vừa mới ngoen ngoét nói rằng bán không ai mua, người ta làm phúc mua cho lại còn nhằng nhẵng kêu rẻ!

    +Ra ngay: chị ra ngay

    -Câu đặc biệt:

    + Mất thì giờ

    Bài 2:

    Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một tầng ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Có chí thì nên”, “nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra.  Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Những con người ấy sẽ thiếu tự tin, hay dựa dẫm vào người khác, thiếu bản lĩnh và ít khi đạt được thành công trong cuộc sống. Vậy nên, trong thời buổi nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới, nếu như con người không trang bị cho mình những đức tính kiên trì, rèn giũa cũng như kiến thức, kỹ năng thì sẽ bị tụt hậu. Học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước chính vì vậy, các em cần trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng học hỏi của mình ngay từ trên ghế nhà trường. Tóm lại, câu tục ngữ đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị ứng dụng vào cuộc sống của con người.

    Trả lời

Viết một bình luận