Câu 1: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đế

By Remi

Câu 1:
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”
“Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung . . . Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng . ”
a/ Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì ?
b/ Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy
c/ Tim 1 trạng ngữ có trong câu sau và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó ) tìm ở đoạn văn dưới nha m.n
“Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

0 bình luận về “Câu 1: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đế”

  1. a/ Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì ?

    >> Nghị luận.

    b/ Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy

    >> Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn”. 

          Tác dụng: làm nổi bật hình ảnh được tác giả nói đến, bộc lộ được cảm nhận của người ns hoặc người viết để khơi gợi cho ta những hình ảnh cụ thể, sống động.

    c/ Tim 1 trạng ngữ có trong câu sau và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó ở đoạn văn dưới đây: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

    >> Trạng ngữ ở đoạn trích trên là “Từ xưa đến nay”

          Công dụng của trạng ngữ là: xác định thời gian được nêu trong câu.

    Trả lời

Viết một bình luận