Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chính của địa hình VN? Câu 2: Vì sao các đồng bằng duyên hải lại kém phì nhiêu? Liên hệ thực tế ở địa pương em?

By Alice

Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chính của địa hình VN?
Câu 2: Vì sao các đồng bằng duyên hải lại kém phì nhiêu? Liên hệ thực tế ở địa
pương em?

0 bình luận về “Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chính của địa hình VN? Câu 2: Vì sao các đồng bằng duyên hải lại kém phì nhiêu? Liên hệ thực tế ở địa pương em?”

  1. Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chính của địa hình VN?

    Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

    – Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

         + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

         + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

    – Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

         + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

         + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

    – Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

         + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

         + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

    – Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

         + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

         + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

         + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

    Câu 2: Vì sao các đồng bằng duyên hải lại kém phì nhiêu? Liên hệ thực tế ở địa pương em?

    – Các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp vì núi ăn sâu ra biển trong quá trình hình thành các đồng bằng này biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông

    NHỚ ĐÁNH GIÁ CHO MK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT, VOTE 5 SAO VÀ ĐỪNG QUÊN CẢM ƠN NHÉ!! (Chúc Bn Học Tốt)

    Trả lời
  2. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

    – Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

         + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

        + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

    – Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

         + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

         + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

          ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

          ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

    – Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

         + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

         + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

    – Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

         + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

        + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

         + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện 

    câu 2

    – Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hep nhất là 50 km), có các dãy núi chạy hướng Tây – Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đồng bằng thành các đồng bằng nhỏ.(Ví dụ: dãy Bạch Mã, Hoành Sơn…).

    – Mặt khác, sông ngòi ngắn nhỏ, ít phù sa, thềm lục địa hẹp và sâu nên quá trình bồi tụ phù sa sông diễn ra ít.

    – Trong quá trình hình thành các đồng bằng này, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

    Trả lời

Viết một bình luận