câu 1 : giai đoạn nào trong lịch sử nước ta đc gọi là thời Bắc thuộc? câu 2 : vì sao nói chiến thắng trên sông bạch đằng của ngô quyền là chiến thắng

By Madeline

câu 1 : giai đoạn nào trong lịch sử nước ta đc gọi là thời Bắc thuộc?
câu 2 : vì sao nói chiến thắng trên sông bạch đằng của ngô quyền là chiến thắng vĩ đại của dân tộc?
câu 3: kế hoạch đánh giặc của ngô quyền chủ đọng và độc đáo thế nào ?
câu 4 : Nêu mối quan hệ giữa người Việt và người Champa
câu 5: Khúc Hạo đã giành lại độc lập cho đất nước thế nào và làm đc những j để củng cố nền tự chủ ? Ý nghĩa

0 bình luận về “câu 1 : giai đoạn nào trong lịch sử nước ta đc gọi là thời Bắc thuộc? câu 2 : vì sao nói chiến thắng trên sông bạch đằng của ngô quyền là chiến thắng”

  1. Câu 1 : 
    – Giai đoạn lịch sử từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nước ta được gọi là thời Bắc thuộc
    Câu 2 :
    – Đây là lần thứ 2 nhà Nam Hán xâm lược nước ta . Mặc dù sau trận này , nhà Nam Hán còn tồn tại 1 thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ 3
    – Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc ,  mở  ra 1 thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc
    Câu 3 : 
    Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
    – Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng…
    – Độc đáo : Lợi dụng thủy triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
    Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống…
    Câu 4 : 
    – Người Chăm và người Việt có mối quan hệ chặt chẽ lâu dài
    – các dẫn chứng
    + Họ theo đạo bà Lamon và đạo Phật , có tục ăn trầu
    + Họ biết sử dụng công cụ = sắt , dùng trâu bò kéo 
    + Họ biết trồng cây ăn quả , khai thác mỏ,….
    + Người Chăm và người Việt đều bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trí
    Câu 5 : 

    a) Khúc Thừa Dụ dưng quyền tư chủ:

    – Cuối thế kỉ thứ IX, lợi dụng nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy

    – Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang – Hải Dương) là người sống khoan hòa, được mọi người mến phục

    – Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình, tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ

    – Đầu năm 906, vua Đường phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.

    b) Cải cách của Khúc Hạo:

    – Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ

    – Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự nước tự chủ theo đường lối “Chính sách cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”

    Ông đã làm được nhiều việc lớn để củng cố quyền tự chủ: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của người Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu

    –Ý nghĩa: Chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của Trung Quốc

    Trả lời
  2. 1) giai đoạn lịch sử từ năm 197 TCN đến thế kỉ X nước ta đc gọi là thời kì Bắc thuộc

    2) Vì chiến thắng sông bạch đằng dấu mốc lịch sử kết thúc 1000 năm chính quyền phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta

    3) Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược

    4) Mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt có từ lâu đời, mang tính chặt chẽ và gắn bó với nhau

    5)

    Những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa:

    – Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất ( 907 ) con là Khúc Hạo lên thay

    – Họ Khúc đã xây dựng đất nước tự chủ: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi đến tận xã: định lại mức thuế , bãi bỏ các thứ lao dịch, lập lại sổ hộ khẩu, …

    – Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến Trung QuốC

    Trả lời

Viết một bình luận