Câu 1. Hãy nêu các thành phần của không khí và vai trò của hơi nước trong không khí. Câu 2. Khối khí nóng và lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của

By Isabelle

Câu 1. Hãy nêu các thành phần của không khí và vai trò của hơi nước trong không khí.
Câu 2. Khối khí nóng và lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
Câu 3. Khối khí đại dương và lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
Câu 4. Tại sao về mùa hạ ở gần biển mát hơn còn về mùa đông lại ấm hơn trong đất liền?
Câu 5. Tại sao càng xa Xích đạo, nhiệt độ không khí càng giảm?

0 bình luận về “Câu 1. Hãy nêu các thành phần của không khí và vai trò của hơi nước trong không khí. Câu 2. Khối khí nóng và lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của”

  1. Câu 1:

    – Không khí có 3 thành phần: Hơi nước và các khí khác, khí ôxi, khí Nitơ.

    – Vai trò của hơi nước đối: Lượng hơi nước nhỏ nhất nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù.

    Câu 2:

    – Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

    – Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

    Câu 3:

    – Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

    – Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

    Câu 4: Về mùa hạ ở gần biển mát hơn còn về mùa đông lại ấm hơn trong đất liền là do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

    – Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm, vì hơi nước trong không khí hấp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Ngược lại mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền.

    – Ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì: Nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất và hơn nữa hơi nước trên mặt biển giữ lại một lượng nhiệt nhất định làm cho vùng biên ấm hơn.

    Câu 5: Càng xa Xích đạo, nhiệt độ không khí càng giảm vì nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến các cực ( từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của mặt trời càng nhỏ dẫn đến nhiệt lượng ít.

    Vote 5*, cảm ơn và cho mình câu trả lời hay nhất nhaaaa

    Trả lời
  2. Câu 1. Hãy nêu các thành phần của không khí và vai trò của hơi nước trong không khí.

    -Không khí có 3 thành phần: Hơi  nước và các khí khác, khí ôxi, khí Nitơ.

    – Vai trò của hơi nước trong không khí: Lượng hơi nước rất nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mấy, mưa, sương mù,….

    Câu 2. Khối khí nóng và lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.

    – Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.-> tính chất nóng.
    – Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.-> tính chất khô.
    Câu 3. Khối khí đại dương và lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.

    -Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương-> tính chất ẩm.

    – Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền-> tính chất tương đối khô.

    Câu 4. Tại sao về mùa hạ ở gần biển mát hơn còn về mùa đông lại ấm hơn trong đất liền?(có tham khảo mạng)

    Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

    – Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm. Mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh.

    -> Những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền.

    – Mùa đông, nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất.

    ->Những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền.

    Câu 5. Tại sao càng xa Xích đạo, nhiệt độ không khí càng giảm?

    -Vì nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến các cực do càng lên vĩ độ cao,góc chiếu sáng của mặt trời càng nhỏ -> nhiệt lượng ít

    CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!

    Trả lời

Viết một bình luận