Câu 1 khi nào vật có cơ năng ? Khi nào vật có thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi ? Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc vào yếu tố

By Gianna

Câu 1 khi nào vật có cơ năng ? Khi nào vật có thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi ? Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Khi nào vật có động năng ,động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Câu 2: Các chất được cấu tạo như thế nào? Tìm 2 hiện tượng thực tế minh chứng cho nội dung đó.
Câu 3: Nhiệt năng của vật là gì? Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật
Câu4:Định nghĩa nhiệt lượng? Công thức tính nhiệt lượng ? (giải thích kí hiệu các đại lượng và đơn vị tương ứng )

Câu 5: Trình bày hiểu biết của em về các hình thức truyền nhiệt ?
Câu 6:Nêu nội dung ôn của nguyên lí truyền nhiệt? Phương trình cân bằng nhiệt?

0 bình luận về “Câu 1 khi nào vật có cơ năng ? Khi nào vật có thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi ? Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc vào yếu tố”

  1. Giải thích các bước giải:

     Câu 1 : 

    khi nào vật có cơ năng :

    -Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học (chứ không cần vật đã thực hiện công cơ học) thì vật đó có cơ năng

    Khi nào vật có thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi

    -Vật có thế năng hấp dẫn khi nó có đang ở trong trọng trường của trái đất. Khi đó nó có khả năng thực hiện công. 

    Vật có thế năng đàn hồi khi nó có tính đàn hồi và đang bị biến dạng bởi lực.

    Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc vào yếu tố nào

    -Thế năng có 2 dạng, thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi :

    + Thế năng hấp dẫn phụ thuộc 2 yếu tố là độ cao của vật so với vị trí mốc và khối lượng.

    + Thế năng đàn hồi phụ thuộc 1 yếu tố là độ biến dạng.

    Khi nào vật có động năng ,động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào

    Cơ năng của  vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

    Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

    Câu 2 : 

    Các chất được cấu tạo như thế nào

    Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

    Câu 3 :

    Nhiệt năng của vật là gì

    Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. – Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn

    Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào

    Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn

    Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật

    Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng

      + Thực hiện công

      + Truyền nhiệt

    Câu 4 :

    Định nghĩa nhiệt lượng

    -Nhiệt lượng được hiểu là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

    -Nhiệt lượng của 1 vật thu vào để làm nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

    +Khối lượng của vật: Nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào cũng càng lớn.

    +Độ tăng nhiệt độ: Nếu độ tăng nhiệt của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào cũng càng lớn.

    +Chất cấu tạo nên vật.

    Công thức tính nhiệt lượng ? (giải thích kí hiệu các đại lượng và đơn vị tương ứng )

    Q = m.c.∆t

    Trong đó:

    Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hoặc toả ra. Có đơn vị là Jun (J).

    m là khối lượng của vật, được đo bằng kg.

    c là nhiệt dung riêng của chất, được đo bằng J/kg.K

    Câu 5 :

    Trình bày hiểu biết của em về các hình thức truyền nhiệt ?

    Các hình thức truyền nhiệt:
    – Bức xạ nhiệt : truyền năng lượng dạng sóng điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn. …
    – Dẫn nhiệt: năng lượng nhiệt truyền trong lòng chất rắn, chất lỏng, hoặc qua các bề mặt tiếp xúc thông qua dao động phân tử.
    – Đối lưu nhiệt: thông qua dòng chuyển động của chất lỏng/ chất khí. Dạng đối lưu nhiệt gây cảm giác nóng cho con người là do sự đối lưu của dòng không khí.

    Câu 6 :

    Nêu nội dung ôn của nguyên lí truyền nhiệt

    – Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.

    – Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

    Phương trình cân bằng nhiệt
    Qtỏa ra =Qthu vào 

    Lưu ý: Nhiệt lượng tỏa ra cũng được tính bằng công thức: Q = c . m . ∆t, nhưng trong đó 

    ∆t = t1 – t2, với t1 là nhiệt độ ban đầu còn t2 là nhiệt độ cuối trong quá trình truyền nhiệt.

          Chúc bạn học tốt

          Cho mình câu trả lời hay nhất nha

    Trả lời
  2. Đáp án:

    – Cơ năng gồm có động năng và thế năng, thế năng thì lại có thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi

    – Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật

    – Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật so với vị trí được chọn làm mốc

    – Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi

    – Ví dụ:

    + Chỉ có thế năng đàn hồi: Một lò xo bị nén được đặt trên mặt đất

    + Chỉ có thế năng hấp dẫn: Một quả bóng được đặt trên sân thượng của tòa nhà

    + Chỉ có động năng: Một chiếc xe đang chạy trên đường

    + Có cả động năng và thế năng: Một máy bay đang bay trên bầu trời

     

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời

Viết một bình luận