Câu 1. Không khí gồm mấy thành phần? Câu 2: Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Vai trò của từng thành phần? Câu 3: Lớp vỏ khí gồm những tầng? C

By Eliza

Câu 1. Không khí gồm mấy thành phần?

Câu 2: Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Vai trò của từng thành phần?
Câu 3: Lớp vỏ khí gồm những tầng?

Câu 4: Độ cao của từng tầng?
Câu 5: Vai trò của lớp vỏ khí đối với sự sống trên Trái Đất
Câu 6: Có mấy loại khối khí chính?
Bài 18 Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ của không khí
Câu 1: Thời tiết là gì?
Câu 2: Nguyên nhân làm cho thời tiết thay đổi?
Câu 3: Khí hậu là gì?
Câu 4: Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
Câu 5: Nhiệt độ không khí là gì?
Câu 6: Dụng cụ để đo nhiệt đọ là gì?
Câu 7: Cách đo nhiệt độ không khí trong ngày, trong tháng và cả năm
Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
Câu 1: Theo em khí áp có trọng lượng không?
Câu 2: Khí áp là gì? Kể tên các đai khí áp chính trên Trái Đất?

Câu 3: Nguyên nhân sinh ra Gió?
Câu 4: Các loại gió chính

Câu 5: Phạm vi hoạt động và hướng thổi của từng loại gió?

0 bình luận về “Câu 1. Không khí gồm mấy thành phần? Câu 2: Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Vai trò của từng thành phần? Câu 3: Lớp vỏ khí gồm những tầng? C”

  1.           Đáp án : 

    Bài 17 : …………………………………………………………………..

    Câu 1 : – Không khí có 3 thành phần: Hơi nước và các khí khác, khí ôxi, khí Nitơ.

    Câu 2 :

    – Tỉ lệ của các thành phần chiếm:

    +) Khí Nitơ: 78%

    +) Khí Ôxi : 21%

    +)Hơi nước và các khí khác: 1%

    Câu 3 : – Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: 

    +) tầng đối lưu,

    +) tầng bình lưu

    +) các tầng cao của khí quyển

    Câu 4 : Độ cao

    +) tầng đối lưu : 0 – dưới 16 km

    +) tầng bình lưu : 16 km – dưới 80 km

    +) các tầng cao của khí quyển : trên 80 km

    Câu 5 : Vai trò 

    – Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống

    – Bảo vệ cho Trái Đất khỏi các tia tử ngoại và hạn chế sự phá hủy do thiên thạch gây ra 

    Câu 6 : Có 2 loại khối khí chính 

    +) khối khí nóng

    +) khối khí lạnh 

    Bài 18 Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ của không khí

    Câu 1 : – Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm

    Câu 3 – Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

    Câu 4 So sánh 

    – Giống nhau:Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,…).

    – Khác nhau :

    +) Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,… trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó

    +) còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền

    Câu 5 : – Nhiệt độ không khí là mức độ nóng hoặc lạnh của không khí

    Câu 6 : Người ta thường dùng dụng cụ như : nhiệt kế y tế , thủy ngân ,….

    Câu 7– Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế.

                +) Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m

                +) Nhiệt độ trung bình ngày: đo 3 lần các giờ 5giờ, 13giờ, 21giờ.

                +) Nhiệt độ trung bình tháng: nhiệt độ các ngày chia số ngày

                +) Nhiệt độ trung bình năm: nhiệt độ các tháng chia 12 tháng

          Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

    Câu 2 : Khí áp là lực ép của không khí xuống bề mặt TĐ.

    Trên bề mặt Trái đất có 7 đai khí áp:

    +) Đai áp thấp xích đạo

    +) Hai đai áp cao chí tuyến

    +) Hai đai áp thấp ôn đới

    +) Hai đai áp cao cực

    Câu 3 – Nguyên nhân sinh ra gióđược tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển

    Câu 4 : Các loại gió chính

    – Gió Tín Phong : thổi từ áp cao chí tuyến 30độ Bắc và Nam về cực thấp 0độ
    – Gió Tây ôn đới : thổi từ áp cao chí tuyến 30độ  Bắc và Nam về áp thấp 60độ Bắc và Nam
    – Gió Đông cực : thổi từ áp cực 90độ  về áp thấp 60độ Bắc và Nam

     Chú thích : 

    +) mik làm thiếu câu 2 bài 18 và câu 1 bài 19

    +) câu 4 và câu 5 bài 19 là mik làm chung

     – CHÚC BẠN HỌC TỐT –

    Trả lời
  2. Câu 1: Không khí gồm 3 thành phầnCâu 2:                                                                                                                        – Khí Nitơ ( 78%)                                                                                                    – Khí Oxi (21%)  – Hơi nước và các khí khác (1%)Câu 3: Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.Câu 4:  Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này. – Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật. – Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.Câu 5:Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất, vì mọi hoạt động của con người đều có liên quan tới lóp vỏ khí. Các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chóp, gió, bão, sương mù,… ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật trên Trái ĐấtỂ Không có không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Lớp vỏ khí còn được coi là “tấm áo giáp” bảo vệ sự sống cho Trái Đất, vì chúng ngăn không cho các tia độc hại từ Mặt Trời và vũ trụ xâm nhập vào Trái ĐấtCâu 6:có bốn khối khí chính: khối khí địa cực, khối khí ôn đới, khối khí chí tuyến, khối khí Xích đạo.Bài 18:Câu 1:Thời tiết là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định.
    Câu 2: Câu này mik ko bt Sr
    Câu 3:Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật.
    Câu 4:

    + Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn. Phạm vi nhỏ, hay thay đổi.

    + Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật.Phạm vi rộng và ổn định.

    Câu 5:Là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí.

    Câu 6:nhiệt kế

    Câu 7:

    + Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo

    + Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày

    + Nhiệt độ trung bình năm=Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

    Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

    Câu 1:

    Khí áp có trọng lượng
    Câu 2:

    – Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

    – Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.

    Câu 3:Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.Câu 4: Có 3 loại gió chính:

    – Gió Tín phong 

    – Gió Tây ôn đới 

     – Gió Đông cực 

    Câu 5:

      – Gió Tín phong (gió Mậu Dịch) là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến (vĩ độ 300 Bắc và Nam) về đai áp thấp xích đạo.

                – Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp ở khoảng 600 Bắc- Nam.

                – Gió Đông cực là loại gió thổi từ đai áp cao hai cực về đai áp thấp ở khoảng 600 Bắc- Nam.

     

    Trả lời

Viết một bình luận