Câu 1 Nêu quá trình phát triển phật giáo ở Ấn Độ Câu 2 Nêu quá trình suy sụp Phật giáo ở Ấn Độ Câu 3 Nêu thành tựu phật giáo ở Ấn Độ

By Maria

Câu 1 Nêu quá trình phát triển phật giáo ở Ấn Độ
Câu 2 Nêu quá trình suy sụp Phật giáo ở Ấn Độ
Câu 3 Nêu thành tựu phật giáo ở Ấn Độ

0 bình luận về “Câu 1 Nêu quá trình phát triển phật giáo ở Ấn Độ Câu 2 Nêu quá trình suy sụp Phật giáo ở Ấn Độ Câu 3 Nêu thành tựu phật giáo ở Ấn Độ”

  1. câu 1Ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước CN ở miền Bắc Ấn Độ, với những tư tưởng tiến bộ và tích cực, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng, trở thành ngọn cờ đầu của phong trào cách tân tư tưởng và xã hội ở Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các trường phái triết học, tôn giáo khác nhau, cũng như sự thay đổi của cuộc sống, Phật giáo cũng có sự thay đổi, được hoàn chỉnh dần để thích nghi. Qua quá trình này, đặc biệt là qua các cuộc kết tập kinh điển, Phật giáo phân ra thành nhiều phái khác nhau, với sự khác nhau về giới luật, triết học, giáo lý, nghi thức mà điển hình là hai bộ phái Tiểu thừa và Đại thừa.

    câu 2Ngay từ đầu, hệ thống tư tưởng và lý luận của Phật giáo tỏ ra có sức hút với giai cấp cao về chính trị và kinh tế của xã hội Ấn. Phật giáo được sự ủng hộ rất nồng nhiệt từ giai cấp lãnh đạo xã hội cũng như trí thức học vấn uyên bác. Với những gia cấp thấp hơn, Phật giáo cũng tiến gần với họ. Tuy nhiên, những hệ thống tư tưởng đó không thấm sâu vào các tầng lớp thấp do trình độ nhận thức của họ. Mặc khác, những hình thái nghi lễ của Ấn giáo đã ảnh hưởng rất sâu trong đời sống tinh thần của cư dân ở những vùng nông thôn. Phật giáo thời bấy giờ không đặc nạng những hình thức thực hành tâm linh gắn kết người dân với giáo Pháp của Phật. Do đó, Phật giáo thiếu đi sự hộ trì của dân chúng một khi gặp phải sự đàn áp. Trong khi dân chúng thuộc các giai cấp thấp lại chiếm số đông trong dân số Ấn độ.
    Vào thời cực thịnh của Phật giáo, những tu viện được xây dựng khắp nơi, số lượng tăng sĩ cũng tăng lên. Được sự hậu thuẫn của giới cầm quyền và sự cúng dường dồi dào của những giai cấp khác khiến các tu viện trở nên sung túc. Ruộng đất của tu viện nhiều đến mức các thầy tu phải chia ra cho nông phu cày cấy, sau đó đi thu lợi. Hình ảnh người tu sĩ cưỡi trên lưng ngựa đi thu lúa ruộng gây nhiều mâu thuẫn với giáo pháp của đức Phật. Các vị khất sĩ ngày trước nay không còn đi “xin ăn” nữa. Thay vì truyền bá giáo pháp, họ chìm sâu vào nghiên cứu từ chương của kinh điển. Họ đã bỏ quên nhiệm vụ phụng sự chúng sinh mà Phật đã dạy. Trong lòng đại đa số dân chúng, kể cả giới Phật tử tại gia không còn thiết tha “hộ trì Tam bảo”. Theo thời gian, sự việc này đã tạo khoảng cách ngày càng lớn giữa cộng đoàn tu sĩ và Phật tử tại gia. Trong khi đó, sự gắn kết thành một khối thống nhất giữa các hàng đệ tử Phật mới tạo nên sự vững mạnh của Phật giáo. Nhà học giả Cunningham đã nói rằng: ” Phật Giáo đã thật sự trở nên một tín ngưỡng già nua và kiệt lực, những vị khất sĩ không còn đi khất thực, nhưng từ lâu đã được hổ trợ bằng đất đai dành riêng cho các tu viện. Các vị Sa Môn và Tỳ Kheo không giống như những người của thời xưa, những người uyên bác và trí tuệ, sự tiết độ về thân xác và sự nhất tâm thiền quán cộng với những chủ trương thực tiễn và gương mẫu trong sạch, đã kích thích lòng sùng kính của quần chúng. Những tín đồ Phật Giáo hiện đại rơi vào tình trạng mục nát, họ bằng lòng sống một đời sống thụ động trong những công việc tẻ nhạt hằng ngày của đời sống tu viện, nơi đó còn một vài dấu hiệu tôn giáo bề ngoài; nhưng không còn sự tha thiết nồng nhiệt trong sinh hoạt thiếu sinh khí của những công việc tẻ nhạt hằng ngày đó, và lòng hăng say đã có thời đốt cháy trong tim của mỗi người tu sĩ Phật Giáo trong việc truyền bá tôn giáo của họ đã dập tắt từ lâu.”
    Ngay chính thời đại chúng ta, sự ủng hộ của hàng cư sĩ đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của đạo pháp. Điều này đã được chúng tỏ rõ nét trong cuộc pháp nạn 1963.

    câu3

    Trả lời

Viết một bình luận