Câu 1: Phân tích những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ dưới đây và cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó: Chiếc thuy

By Katherine

Câu 1: Phân tích những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ dưới đây và cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ trên ( Khổ thứ 3 trong bài Quê hương của nhà thơ Tế Hanh).
Câu 3: Từ nội dung đoạn thơ trên, viết đoạn văn khoảng 15 dòng nêu cảm nhận về nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

0 bình luận về “Câu 1: Phân tích những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ dưới đây và cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó: Chiếc thuy”

  1. Câu 1

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang

    Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

    => Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như“con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. – Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. – Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt… được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. – Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài

    Câu 2

    Bpnt: so sánh,nhân hóa

    Tấc dụng: Thể hiện sự dũng mạnh của con thuyền khi ra khơi mà khí thế của những nguoif ngư dân vùng biển

    Câu 3

    Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

    Trả lời

Viết một bình luận