Câu 1: So sánh đặc điểm tự nhiên (địa hình,khí hậu ,sông ngòi,cảnh quan) giữa Bán đảo Trung Ấn và Quần Đảo Mã Lai ? Câu 2: Em hãy trình bày những th

By Mackenzie

Câu 1: So sánh đặc điểm tự nhiên (địa hình,khí hậu ,sông ngòi,cảnh quan) giữa Bán đảo Trung Ấn và Quần Đảo Mã Lai ?
Câu 2: Em hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của dân cư – xã hội các nước Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế và hợp tác giữa các nướ
Câu 3: Khi gia nhập ASEAN Việt Nam sẽ có những thuận lợi và khó khăn gi? Những biện pháp khắc phục? *
Câu 4; Hoàn thành và Đánh mũi tên, nối các ô của sơ đồ sau sao cho hợp lý?

0 bình luận về “Câu 1: So sánh đặc điểm tự nhiên (địa hình,khí hậu ,sông ngòi,cảnh quan) giữa Bán đảo Trung Ấn và Quần Đảo Mã Lai ? Câu 2: Em hãy trình bày những th”

  1. Câu 1:

    * So sánh:

    Bán đảo Trung Ấn:

    + Địa hình: Chủ yếu là núi, cao nguyên, hướng núi Bắc-Nam, Tây Bắc – Đông Nam.

    + Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa hay có bão

    + Sông ngòi: Các sông lớn bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc, chảy theo hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam, chế độ nước theo mùa mưa.

    + Cảnh quan: Rừng nhiệt đới, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi

    Quần Đảo Mã Lai:

    + Địa hình: Chủ yếu là núi, hướng Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam

    + Khí hậu: Xích đạo và nhiệt đới gió mùa, bão nhiều.

    + Sông ngòi: Các sông ngắn, chế độ nước điều hòa do mưa quanh năm

    + Cảnh quan: Rừng rậm thường xanh

    Câu 2:

    * Dân cư:

    – Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

    – Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

    – Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, thưa thớt ở vùng núi ⟶ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa miền núi và đồng bằng.

    * Xã hội:

    – Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

    – Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

    Câu 3:

    – Việt Nam tham gia tất cả các hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ…
    – Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến nâng cao vị thế ASEAN trên trường quốc tế từ đó nâng cao vị thế của nước ta
    – Việt Nam xuất khẩu gạo sang các nước láng giềng, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực
    – Nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN: đầu mỏ, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử, tiêu dùng …
    * Khó khăn:
    -Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp
    – Trình độ công nghệ còn lạc hậu
    – Có sự khác biệt về thể chế chính trị
    – Mức sống người dân Việt Nam còn rất thấp
    * Biện pháp:
    – Đề ra các phương hướng phát triển kinh tế
    – Nâng cao mức sống của người dân
    – Phát triển, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất …

    Câu 4:

    ( Câu này ko có sơ đồ nên mk ko lm đc nha bn )

    Trả lời

Viết một bình luận