Câu 1: So sánh sự khác nhau về đời sống kinh tế của các dân tộc cổ đại phương Đông và phương Tây ? Câu 2: Nêu tên các quốc gia cổ đại phương Đông và p

By Eva

Câu 1: So sánh sự khác nhau về đời sống kinh tế của các dân tộc cổ đại phương Đông và phương Tây ?
Câu 2: Nêu tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phơng Tây ?
Câu 3: Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với người Việt Cổ ?
Câu 4: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang ?
Câu 5: Em có nhận xét gì bộ máy nhà nước Văn Lang ?

0 bình luận về “Câu 1: So sánh sự khác nhau về đời sống kinh tế của các dân tộc cổ đại phương Đông và phương Tây ? Câu 2: Nêu tên các quốc gia cổ đại phương Đông và p”

  1. 1/

    Quốc gia cổ đại phương Đông:

    * Mặt tự nhiên

    +Thời gian: thiên niên kỉ IV – III TCN

    +Vị trí: trên các lưu vực con sông lớn: sông Nil, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Hoàng Hà, …

    +Đất đai: màu mỡ, phí nhiêu, dễ cày cấy ; đồng bằng rộng lớn

    +Khí hậu: nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều

    => Phù hợp cây lương thực

    * Mặt kinh tế: nghề nông (chăn nuôi, trồng trọt), thủ công nghiệp (làm gốm, dệt vải) ; sử dụng công cụ bằng đồng, đá, gỗ, tre

    * Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Quý tộc (Vua, quan lại, tăng lữ, chủ đất, quý tộc), Nông dân công xã , Nô lệ

    * Mặt chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế – quân chủ trung ương độc quyền

    * Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày, gồm 12 tháng), thiên văn học ; toán học ; kiến trúc

    Quốc gia cổ đại phương Tây:

    * Mặt tự nhiên

    +Thời gian: thiên niên kỉ I TCN

    +Vị trí: trên đồi núi ven Địa Trung Hải

    +Đất đai: ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy ; đất canh tác ít

    +Khí hậu: ôn đới, trong lành, mát mẻ

    => Phù hợp cây lưu niên (nho, ô-liu, …)

    * Mặt kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải ; đã có tiền tệ ; sử dụng công cụ bằng sắt

    * Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Chủ nô, Bình dân, Nô lệ

    * Mặt chính trị: chế độ dân chủ chủ nô

    * Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày 1/4, tháng 2 có 28 ngày, có năm nhuận năm thường), thiên văn học (mặt trời hình cầu) ; khoa học tự nhiên (phát triển thành nhiều trường phái, là tiền đề cơ sở khoa học sau này); văn (sử thi, diễn xướng) ; kiến trúc

    Trả lời
  2. Câu 1 :

    * Về kinh tế:

    – Phương Đông:

    + Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.

    + Kinh tế: Nông nghiệp thâm canh +thủ công nghiệp +chăn nuôi.

    – Phương Tây:

    + Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.

    + Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.

    + Đất canh tác không màu mỡ.

    + Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.

    * Về xã hội:

    – Ở phương Đông : 3 giai cấp:

    + Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.

    + Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.

    + Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.

    – Ở phương Tây : 3 giai cấp.

    + Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.

    + Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.

    + Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.

    * Về Chính trị.

    – Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là “Thiên tử” nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.

    – Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).

    Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính của chủ nô, dân chủ chủ nô.

    Câu 2 :

    – Phương Đông: Ai Cập , vùng Lưỡng Hà , Ấn Độ và Trung Quốc

    – Phương Tây: Hi Lạp và Rôma

    Câu 3 :

    – Lúa gạo trở thành lương thực chính của Việt Nam.

    – Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.

    – Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (cùng đồng bằng ven các sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai…) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.

    Câu 4 :

    Hình ảnh 

    Câu 5 :

    Nhà nước Văn Lang còn sơ khai và chưa được chặt chẽ nhưng đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước ta sau này.

    Xin hay nhất ak

    cau-1-so-sanh-su-khac-nhau-ve-doi-song-kinh-te-cua-cac-dan-toc-co-dai-phuong-dong-va-phuong-tay

    Trả lời

Viết một bình luận

Bí kíp giúp ba mẹ không biết tiếng Anh vẫn có thể dạy con học Tìm hiểu thêm