Câu 1: Thị quốc là gì ? Nêu tính dân chủ của thị quốc ? Câu 2: Chính sách đối nội – ngoại của nhà đường ?

By Julia

Câu 1: Thị quốc là gì ? Nêu tính dân chủ của thị quốc ?
Câu 2: Chính sách đối nội – ngoại của nhà đường ?

0 bình luận về “Câu 1: Thị quốc là gì ? Nêu tính dân chủ của thị quốc ? Câu 2: Chính sách đối nội – ngoại của nhà đường ?”

  1. Câu 1:

    Thị quốc là:Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. 

    Câu 2:

    * Chính sách đối nội:

    – Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

    – Cử những người thân tín đi cai quản các địa phương.

    – Mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài.

    – Thi hành nhiều chính sách giảm tô thuế.

    – Thực hiện chế độ “quân điền”: lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

    * Chính sách đối ngoại: Sau khi ổn định trong nước, nhà Đường luôn tìm đủ mọi cách để mở mang bờ cõi, chinh phục các nước lân cận:

    – Nhà Đường đem quân đánh chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên.

    – Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.

    Trả lời
  2. Câu 1: Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là một giang sơn của bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.

    – Ko chấp nhận có vua

      Được tự do buôn bán

      Sử dụng nô lệ như 1 thứ hàng hóa

    Câu 2:

    – Chính sách đối nội:

        + Cử người thân tín cai quản đến các địa phương.

        + Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.

        + Thực hiện chế độ quân điền : giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

    – Chính sách đối ngoại: luôn tìm cách mở rộng bờ cõi bằng cách gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng:

        + Lấn chiếm vùng Nội Mông.

        + Chinh phục Tây Vực.

        + Xâm lược Triều Tiên.

        + Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam.

        + Ép Tây Tạng phải thần phục.

    → Lãnh thổ Trung Quốc ngày càng được mở rộng.

    → Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

    Trả lời

Viết một bình luận