Câu 1. Thực, động vật ở môi trường hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào? Câu 2. Thực, động vật ở môi trường đới lạnh t

By Alaia

Câu 1. Thực, động vật ở môi trường hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?
Câu 2. Thực, động vật ở môi trường đới lạnh thích nghi với môi trường khắc nghiệt như thế nào?
Câu 3. Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị ở đới ôn hòa phát triển quá nhanh và hướng giải quyết?
Câu 4. Tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa được thể hiện như thế nào?
Câu 5. Nêu những hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng?
help me nhanh nha

0 bình luận về “Câu 1. Thực, động vật ở môi trường hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào? Câu 2. Thực, động vật ở môi trường đới lạnh t”

  1. 1

    Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vào hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.

    Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…

    2

     Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi…), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc…) … Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông.

    3

    – Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh:

    • Ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm không khí, nguồn nước, khói bụi, ùn tắc giao thông…)
    • Ô nhễm xã hội ( thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, thiếu nơi , việc làm, thiếu công trình công cộng…)
    • Cuộc sống của dân nghèo thành thị ngày càng khó khăn.

    Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:

    – Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

    + So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

    + Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).

    – Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° – 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

    5

    – Về kinh tế
     + Gây sức ép lên nền kinh tế
     + Thất ngiệp tăng , giáo dục , văn hoá , y tế chậm phát triển

    – Về xã hội
     + Đời sống nhân dân khó khăn , ko đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng => chất lượng cuộc sống giảm sút

    – Về môi trường
     + Ô nhiễm và nguồn tài nguyên năng lượng thiếu trầm trong .

    Bạn có thể lấy VD thêm ở trong SGK VD: mắc bệnh,tử vong do thiếu nước sạch;sống trong các vùng ẩm thấp ngôi ổ chuột,ùn tắc giao thông,tệ nạn xã hội,phá hủy cảnh quan môi trường,…

    Trả lời
  2. c1

    Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vào hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.

    c2

    Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày lớp lông dày

    Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông.

    c4

     – Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

    + So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

    Trả lời

Viết một bình luận