Câu 1. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? Câu 2. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ 1 đén th

By aihong

Câu 1. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
Câu 2. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ 1 đén thế kỉ 6?
Câu 3. Trình bày nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mùa xuân năm 40?

0 bình luận về “Câu 1. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? Câu 2. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ 1 đén th”

  1. Câu 1:

    Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

    – Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

    Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

    – Nông nghiệp:

    + Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

    + Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

    + Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

    + Cây trồng và vật nuôi phong phú.

    Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

    – Thủ công nghiệp:

    + Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

    + Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

    + Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

    – Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

    + Hình thành các làng.

    + Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

    + Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

    Câu 2:

    THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC

    Vua

    Quý tộc

    Nông dân công xã

    Nô tì

    THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ

    Quan lại đô hộ

    Hào trưởng Việt và Địa chủ Hán

    Nông dân công xã

    Nông dân lệ thuộc

    Nô tì

    * Xã hội: có sự phân hóa.

    + Tầng lớp thống trị.

    + Nông dân: gồm nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

    + Nô tì

    * Văn hóa:

    – Tiếp tục đồng hóa dân tộc ta

    – Người Việt vẫn giữ phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên

    Câu 3:

    *Ý nghĩa :
    – Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
    – Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
    – Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

    *Nguyên nhân thắng lợi:

     Sự ủng hộ hết mình của nhân dân

     Sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng

     Sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân

    Trả lời
  2. Câu 1 :

    Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

    Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

    Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

    – Nông nghiệp:

    + Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

    + Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

    + Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

    + Cây trồng và vật nuôi phong phú.

    + kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

    Thủ công nghiệp:

    + Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

    + Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

    + Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ.

    Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

    + Hình thành các làng.

    + Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

    + Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

    Câu 2 :
    a, Về xã hội : 
        – Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI , người Hán thu gom quyền lực vào tay mình , trực tiếp đưa quan người Hán điều hành đến cấp huyện , từ cấp huyện trở xuống do quan người Việt cai quản.

    b, Về văn hóa :

    – Chúng mở một số trường dạy học ở các quận .

    – Đưa Nho Giáo , Phật Giáo , Đạo Giáo và các luật lệ , phong tục của người Hán vào nước ta.

    ⇒Bọn phong kiến phương Bắc muốn đồng hóa nhân dân ta ,bắt dân ta học chữ Hán , nói tiếng Hán , sống theo phong tục người Hán . Tuy vậy nhân dân ta vẫn nói tiếng Việt và sống theo phong tục Việt .

    Câu 3 :

    *Nguyên nhân thắng lợi :
    -Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
    -Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà –
    * Ý nghĩa:
    – Độc lập dân tộc được khôi phục.
    -Thể hiện tinh thần yêu nước , ý chí quật cường của dân tộc , của phụ nữ Việt Nam .

    Chúc bạn học tốt !

    Trả lời

Viết một bình luận