Câu 1: Tốc độ phản ứng là : A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm ph

By Alexandra

Câu 1: Tốc độ phản ứng là :
A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 2: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau :
A. Nhiệt độ . B. Nồng độ, áp suất. C. chất xúc tác, diện tích bề mặt D. cả A, B và C.
Câu 3: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc ( trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?
A. Nhiệt độ, áp suất. B. tăng diện tích. C. Nồng độ. D. xúc tác.
Câu 4: Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?
A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4m bằng dung dịch H2SO4 2M.
C.Thực hiện phản ứng ở 50oC. D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu .
Câu 5: Cho phản ứng hóa học : A (k) + 2B (k) + nhiệt → AB2 (k). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu :
A. Tăng áp suất B. Tăng thể tích của bình phản ứng.
C. Giảm áp suất. D. Giảm nồng độ của A
Câu 6. Cho phản ứng thuận nghịch sau : 2NO2 (nâu ) N2O4 (Không màu )
a) Khi giảm áp suất của hệ xuống cân bằng dịch chuyển theo chiều nào?giải thích ?
b)Ngâm bình NO2 vào nước đá thấy màu nâu của bình nhạt dần.Cho biết phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt ? Giải thích ?
Câu 7. Cho phản ứng thuận nghịch sau: H2 k + Cl2 k 2HCl k Khi tăng áp suất cân bằng dịch chuyển theo chiều nào ? Giải thích ?
Câu 8. Cho phản ứng thuận nghịch sau : 2NOk + O2 2NO2 k H = -124kJ/mol. Phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi :
a) Tăng hoặc giảm áp suất của hệ b) Tăng hoặc giảm nhiệt độ của hệ

0 bình luận về “Câu 1: Tốc độ phản ứng là : A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm ph”

  1. Câu 1: C

    Câu 2: D 

    Câu 3: A 

    Câu 4: D 

    Câu 5: A 

    Câu 6:   

    a, Khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất (chiều nghịch) 

    b, Khi nhiệt độ hệ giảm, cân bằng chuyển dịch chiều thuận (nhạt màu dần). Vậy chiều thuận là chiều toà nhiệt. 

    Câu 7: 

    Khi tăng áp suất, cân bằng không bị chuyển dịch vì áp suất của hệ trước, sau phản ứng là không đổi. 

    Câu 8:

    a, Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất (chiều thuận). Khi giảm áp suất ngược lại.

    b, Phản ứng thuận toả nhiệt nên khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Khi tăng nhiệt độ ngược lại.

    Trả lời
  2. 1/C

    2/D

    3/A

    4/D ( Vì dùng gấp đôi nồng độ axit vẫn không thay đổi)

    5/A

    6/

    $2NO_{2} ⇄ N_{2}O_{4}$

    a/giảm áp thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tăng áp là chiều nghịch 

    giải thích: ta có 1 $N_{2}O_{4}$ có thể sinh ra 2 $NO_{2}$ ⇒p/u sẽ tăng áp được ⇒ để cân bằng thì sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch

    b/Thấy màu nâu cùa bình nhạt dần ⇒ có phản ứng sinh ra $N_{2}O_{4}$

    ⇒Đây là phản ứng tỏa nhiệt

    giải thích: ta có giảm nhiệt độ mà phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận ⇒ ban đầu nhiệt độ được thêm vào bên nghịch là bên có $N_{2}O_{4}$ ⇒ đây là phản ứng tỏa nhiệt

    Phương trình ví dụ phản ứng tỏa nhiệt để bạn hình dung:

    $A+B \to C +D +t^o$

    7/

    $H_{2}+Cl_{2} ⇄2HCl $

    Khi tăng áp thì cân bằng giữ nguyên không chuyển dịch 

    giải thích: vì áp suất 2 bên là như nhau 

    8/$2NO_{2}+O_{2}  ⇄2NO_{2}$ H<0

    a/

    Tăng áp: chuyển dịch theo chiều thuận là chiều giảm áp

    Giảm áp: chuyển dịch theo chiều nghịch là chiều áp

    b/

    Tăng nhiệt: phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch là chiều giảm nhiệt

    Giảm nhiệt: phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận là chiều tăng nhiệt

    Trả lời

Viết một bình luận