Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn? ( 2 đ) Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của

By Adeline

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn? ( 2 đ)
Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp Bò sát. ( 2đ)
Câu 3: Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước? ( 2đ)
Câu 4: Vì sao bò sát thường có tập tính phơi nắng ?( 2 đ)
Câu 5: Nêu 2 biện pháp bảo vệ các loài lưỡng cư quý hiếm. ( 2 đ)

0 bình luận về “Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn? ( 2 đ) Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của”

  1. Đáp án:

    Câu 1

    1. Đặc điểm cấu tạo trong của ếch để thích nghi với đời sống trên nc

    – Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước ->giảm sức cản của nước khi bơi.

    – Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí -> giúp hô hấp trong nước.

    – Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón -> tạo thành chân bơi để đẩy nước.

    2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

    – Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

    – Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

    – Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).

    Câu 2

    – Môi trường sống: đa dạng

    – Vảy: Vảy sừng khô, da khô

    – Cổ: dài, linh hoạt

    – Vị trí màng nhĩ: nằm trong hốc tai

    – Cơ quan di chuyển: chi yếu, có năm ngón, vuốt sắc nhọn

    – Hệ hô hấp: phổi có nhiều vách ngăn, có cơ hỗ trợ động tác hô hấp

    – Hệ tuần hoàn: 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt, máu pha

    – Hệ sinh dục: có cơ quan giao phối

    – Trứng: có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc

    – Thụ tinh: thụ tinh trong

    – Nhiệt độ cơ thể: biến nhiệt

    Giải thích các bước giải:

    câu 3

     Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì:

    • Mặc dù có thể trao đổi khí bằng phổi nhưng ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô.
    • Vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.
    • Da ếch là kiểu da trần nên rất dễ bị tổn thương nếu ở lâu trong nơi có nhiệt độ cao.
    • Ếch thuộc nhóm động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Chúng cần nước để cân bằng, ổn định nhiệt độ cơ thể

    câu 4

    Bò sát là loài động vật biến nhiệt (máu lạnh), nhiệt độ của cơ thể sẽ tùy thuộc nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (đêm xuống), thân nhiệt nó sẽ bị giảm khiến hoạt động trao đổi chất bị suy yếu, nếu ko tìm cách tăng nhiệt độ trở lại thì nó sẽ chết mất nên nó thích phơi nắng

    câu 5

    * 2 biện pháp bảo vệ các loài lưỡng cư quý hiếm :

    – Không buôn bán, tàng trữ,… các loài lưỡng cư quý hiếm.

    – Tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ các loài lưỡng cư quý hiếm.

    Trả lời

Viết một bình luận