Câu 1. Trong không khí, thành phần khí Nitơ chiếm: A. 72% B. 74%. C. 76%. D. 78%. Câu 2. Căn cứ vào đâu người ta chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh

By Camila

Câu 1. Trong không khí, thành phần khí Nitơ chiếm:
A. 72% B. 74%. C. 76%. D. 78%.
Câu 2. Căn cứ vào đâu người ta chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh?
A. Độ ẩm. B. Hướng gió. C. Nhiệt độ. D. Bề mặt tiếp xúc.
Câu 3. Hơi nước và các khí khác chiếm bao nhiêu % trong thành phần của không khí?
A. 1% B. 2% C. 3% D. 4%.
Câu 4. Khối khí lạnh hình thành trên các vùng:
A. vĩ độ thấp. B. vĩ độ cao. C. xích đạo. D. vĩ độ trung bình.
Câu 5. Trong không khí, thành phần khí Ôxi chiếm:
A. 21%. B. 22%. C. 23%. D. 24%.
Câu 6. Khối khí nóng hình thành trên:
A. các vùng vĩ độ thấp. B. các vùng vĩ độ cao.
C. các biển và đại dương. D. các vùng đất liền.
Câu 7. Hơi nước trong không khí có vai trò quan trọng là:
A. ngăn cản các tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
B. phản hồi những sóng vô tuyến điện từ từ mặt đất truyền lên.
C. nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa.
D. giữ nhiệt làm cho không khí Trái đất luôn luôn nóng.
Câu 8. Căn cứ vào đâu người ta chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa?
A. Nhiệt độ. B. Hướng gió. C. Khí áp. D. Bề mặt tiếp xúc.
Câu 9. Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các thành phần của không khí là:
A. khí Nitơ. B. khí Cacbonic. C. khí Ôxi D. hơi nước.
Câu 10. Trong thành phần của không khí, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là:
A. khí Nitơ, khí Ôxi, hơi nước và các khí khác.
B. khí Ôxi , khí Nitơ, hơi nước và các khí khác.
C. khí Nitơ, hơi nước và các khí khác, khí Ôxi.
D. khí Ôxi , hơi nước và các khí khác, khí Nitơ.
Phần 2
Câu 1. Biểu hiện của sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ là:
A. thấp ở chí tuyến, cao dần về cực. B. cao ở xích đạo, thấp dần về hai cực.
C. cao ở cực, thấp dần về chí tuyến. D. cao ở chí tuyến, thấp dần về xích đạo.
Câu 2. Điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi nhiệt độ của không khí?
A. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
B. Nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ.
C. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
D. Không khí ở vùng vĩ độ thấp lạnh hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.
Câu 3: Nhiệt độ không khí thay đổi chủ yếu tùy thuộc vào yếu tố:
A. Độ cao, vĩ độ. B. Vị trí gần hay xa biển.
C. Độ cao, vĩ độ,vị trí gần hay xa biển. D. Hướng sườn núi.
Câu 4: Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
A. Cao ở vùng cực, thấp ở hai chí tuyến B. Thấp ở xích đạo, cao ở chí tuyến và vùng cực
C. Thay đổi thấp dần từ xích đạo về hai cực. D. Cao ở hai cực thấp dần về xích đạo
Câu 5: Một ngọn núi có độ cao tương đối 3000m. nhiệt độ chân núi 250C, biết rằng lên cao 100m nhiệt độ giảm
0,60C. vậy nhiệt độ ở đỉnh núi này là bao nhiêu:
A. 230C B. 70C C. 170C D. -7
0C
Câu 6. Càng lên cao nhiệt độ không khí
A. càng tăng. B. càng giảm. C. không thay đổi. D. thay đổi tùy từng thời điểm.
Câu 7. Tại sao buổi sáng có nhiệt độ thấp còn buổi trưa có nhiệt độ cao?
A. Do góc chiếu của Mặt trời vào buổi sáng nhỏ hơn so với buổi trưa.
B. Do khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất vào buổi sáng xa hơn buổi trưa.
C. Do buổi sáng có nhiều mây hơn buổi trưa.
D. Do buổi sáng có nhiểu sương mù hơn buổi trưa.
Câu 8. Tại sao nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa khác nhau?
A. Do núi che gió biển thổi vào lục địa.
B. Do gió biển không thổi sâu vào lục địa.
C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
D. Do biển trao đổi nhiệt ít hơn lục địa.
Câu 9. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ như thế nào?
A. Không khí ở các vùng có vĩ độ cao nóng hơn không khí ở các vùng có vĩ độ thấp.
B. Không khí ở các vùng có vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng có vĩ độ cao.
C. Không khí ở các vùng có vĩ độ cao loãng hơn không khí ở các vùng có vĩ độ thấp.
D. Không khí ở các vùng có vĩ độ thấp ẩm hơn không khí ở các vùng có vĩ độ cao.
2 – Tự luận:
Câu 1. Hãy nêu các thành phần của không khí và vai trò của hơi nước trong không khí.
Câu 2. Khối khí nóng và lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
Câu 3. Khối khí đại dương và lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
Câu 4. Tại sao về mùa hạ ở gần biển mát hơn còn về mùa đông lại ấm hơn trong đất liền?
Câu 5. Tại sao càng xa Xích đạo, nhiệt độ không khí càng giảm?




Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm