Câu 10: Từ “chín” nào trong những trường hợp sau mang nghĩa gốc? A. Tài năng đến độ chín. C. Đôi má cô ấy chín đỏ như quả bồ qu

By Melody

Câu 10: Từ “chín” nào trong những trường hợp sau mang nghĩa gốc?
A. Tài năng đến độ chín. C. Đôi má cô ấy chín đỏ như quả bồ quân.
B. Cánh đồng lúa chín. D. Anh phải suy nghĩ thật chín.
Câu 11: Các thành ngữ: “ dây cà ra dây muống; lúng búng như ngậm hột thị” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất C. Phương châm lịch sự
B. Phương châm về lượng D. Phương châm cách thức
Câu 12: Tư tưởng của tác giả gửi gắm qua bài thơ “Ánh trăng” là gì?
A. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn.
B. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người.
C. Cuộc sống vật chất đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt.
D. Con người có thể vô tình lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Câu 13: Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người nghe thật xót xa” (Trích “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng) sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Hoán dụ
Câu 14: Truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn được viết theo thể loại nào?
A. Hồi kí B. Tùy bút C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết
Câu 15: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
A. Đúng B. Sai
Câu 16: Trong văn bản tự sự có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận C. Biểu cảm, nghị luận, hành chính
B. Miêu tả, nghị luận, hành chính D. Hành chính, thuyết minh, nghị luận
Câu 18: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (SGK – Ngữ văn 9, học kỳ II) được viết giống thể thơ của tác phẩm nào ?
A. Con cò B. Đồng chí C. Sang thu D. Nói với con
Câu 19: Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh (SGK – Ngữ văn 9, học kỳ II) là gì ?
A. Sử dụng câu thơ ngắn gọn, chính xác
B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ
C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm, giàu ý nghĩa triết lý
D. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa tưởng tượng
Câu 20: Qua truyện ngắn “Bến Quê” của Nguyễn Minh Châu ( SGK – Ngữ văn 9, học kỳ II) bức thông điệp đầy đủ nhất mà nhà văn muốn gửi đến người đọc là gì ?
A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người.
B. Hãy biết trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương.
C. Trước khi đi xa, hãy biết sống với quê hương mình.




Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm