Câu 4 : Hãy cho biết các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Tây . Đặc điểm của các tầng lớp đó? Câu 5: Hãy cho biết các tầng lớp chính trong xã

By Alice

Câu 4 : Hãy cho biết các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Tây . Đặc điểm của các tầng lớp đó?
Câu 5: Hãy cho biết các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông .Đặc điểm của các tầng lớp đó?

0 bình luận về “Câu 4 : Hãy cho biết các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Tây . Đặc điểm của các tầng lớp đó? Câu 5: Hãy cho biết các tầng lớp chính trong xã”

  1. Câu 4:

    Chủ nô:

    $\text{- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự  hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu và có thế lực về}$

    $\text{chính trị.}$

    – Họ nuôi nhiều nô lệ để làm việc trong các xưởng. Sống cuộc sống rất sung sướng.

    * Nô lệ:

    – Số lượng đông đảo.

    – Phải làm việc cực nhọc tại các trang trại, xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa, chèo thuyền.

    – Mọi của cải làm ra đều thuộc chủ nô, bản thân nô lệ là tài sản của chủ. Chủ nô thường gọi nô lệ là “những công cụ biết nói”.

    – Bị đối xử tàn bạo: đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán => Đấu tranh chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như: bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang

    Câu 5

    – Nông dân công xã: Họ nhận ruộng đất ở công xã để cày cấy và phải nộp một phần thu hoạch và lao dịch không công cho quý tộc. Chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính làm ra sản phẩm cho xã hội.

    – Quý tộc quan lại: là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu tầng lớp này là một ông vua nắm mọi quyền hành.

    – Nô lệ: Hèn kém, phụ thuộc vào quý tộc.

     

    Trả lời
  2. Câu 4. Xã hội phương Tây gồm 2 tầng lớp:

    + Chủ nô: là nhũng chủ xưởng, chủ thuyền buôn, chủ các trang trại giàu có, có thế lực về chính trị và có nhiều nô lệ.

    + Nô lệ: số lượng rất đông, họ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội nhưng bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.

    Câu 5. Xã hội phương Đông gồm những tầng lớp:

    – Giai cấp thống trị:

    + Vua: đứng đầu giai cấp thống trị, nắm mọi quyền hành.

    + Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ. Tầng lớp này sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và các chức vụ đem lại.

    – Giai cấp bị trị:

    + Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

    + Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

    Trả lời

Viết một bình luận