Câu 4: Nêu mục đích và biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi rừng? Câu 5: Nêu vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi? Câu 6: Thế nào là giống vật nuôi? Vai

By Hadley

Câu 4: Nêu mục đích và biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi rừng?
Câu 5: Nêu vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi?
Câu 6: Thế nào là giống vật nuôi? Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi?
Câu 7: Nêu các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đã học?
So sánh các phương pháp đó?

0 bình luận về “Câu 4: Nêu mục đích và biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi rừng? Câu 5: Nêu vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi? Câu 6: Thế nào là giống vật nuôi? Vai”

  1. Câu 4: – Phải bảo vệ rừng vì:
    Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

    Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. 

    * Các biện pháp bảo vệ rừng:
    –  Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng… Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rùng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành ngày 19-8-1991.
    –  Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện pháp về : định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
    –  Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
    –   Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng : thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị

    Đối tượng :
    Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng, gồm có :
    – Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng 
    – Đồng cỏ cây bụi xen cây gỗ tầng đất mặt dày trên 30cm.
    Các biện pháp:
    + Bảo vệ:cấm chăn thả đại gia súc, tổ chức phòng chóng cháy rừng,…
    + Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất tơi xốp.
    + Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn .
    Bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.

    Câu 5.
    . VAI TRÒ CỦA CHĂN NUÔI:
    – Cung cấp thực phẩm.
    – Cung cấp sức kéo.
    – Cung cấp phân bón.
    – Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.
    . NHIỆM VỤ
    -Phát triển chăn nuôi toàn diện:
    -Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất (giống, thức ăn, chăm sóc, thú y)
    -Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí (về cơ sở vật chất,năng lực cán bộ)

    Câu 6: Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di chuyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

    Vai trò của giống trong chăn nuôi, điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi? – Có đặc điểm riêng biệt của giống, các đặc điểm này khác biệt với các giống khác. – Di truyền một cách tương đối ổn định cho đời sau. – Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

    Câu 7: Các phương pháp chọn giống vật nuôi:
    – Chọn lọc hàng loạt:
    + Dựa vào các tiêu chuẩn đã được định trước định trước.
    + Căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất để làm giống.
    Các phương pháp chọn phối.
    Có 2 phương pháp chọn phối:
    – Chọn phối cùng giống:
    +Ghép con đực với con cái trong cùng giống đó.
    + Cho ra thế hệ sau cùng giống bố mẹ
    – Chọn phối khác giống:
    +Ghép con đực và con cái khác giống nhau.
    + Tạo ra thế hệ lai có đặc tính tốt từ bố, mẹ

    Trả lời
  2. câu4 )- Rừng là tài nguyên quý của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Do đó cần phải có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi rừng đã mất.
    Mục đích:
    – Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật và đất rừng hiện có.
    – Tạo điều kiện để rừng phát triển.

    Biện pháp:
    + Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng.
    + Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép.
    + Chủ rừng và nhà nước phải có kế hoạch phòng chóng cháy rừng

    câu 5)

    – Vai trò : + Cung Cấp thực phẩm cho đời sống

    + Cung cấp sức kéo cho sản xuất đời sống

    + Cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt

    + Cung cấp nhiều nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu

    -Nhiệm vụ:

    Phát triển chăn nuôi toàn diện:

     -Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất (giống, thức ăn, chăm sóc, thú y)

     -Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí (về cơ sở vật chất,năng lực cán bộ)

    câu 6)

    – Giống vật nuôi là : sản phẩm do con người tạo ra , mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau , có năng suất và sản lượng như nhau , có tính di truyền ổn định , có số lượng cá thể nhất định

    – Vai trò :

    + Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi : trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau

    + Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi : Giống vật nuôi mà không được chọn lọc và chăm sóc thì sẽ cho chất lượng sản phẩm không đúng như ban đầu đã đề xuất

    câu 7)

    Có hai phương pháp đang được dùng ở nước ta là

    – Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng các thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn từ trong đàn những các thể đạt tốt giữ lại làm giống

    – Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đem so sánh với những tiêu chuẩn để lựa chọn con tốt nhất làm giống.

    *so sánh thì mình ko biết bn thông cảm nha

    ~Chúc bạn học tốt~

    Trả lời

Viết một bình luận