Câu 4: Sự phát triển của văn học, tín ngưỡng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII được biểu hiện như thế nào? Kể tên các hình thức tín ngưỡng còn

By Skylar

Câu 4: Sự phát triển của văn học, tín ngưỡng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII được biểu hiện như thế nào? Kể tên các hình thức tín ngưỡng còn lưu truyền đến ngày nay?
Trả lời:
Câu 5: Trình bày những nét chính của nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong? Tại sao nghĩa quân Tây Sơn lại quyết định hoà hoãn với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn?
Câu 6: Sử Triều Nguyễn ghi nhận “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn( năm 1785 ) theo dương lịch, ngoài miệng tuy nói khoác, nhưng trong bụng thì sơ quân Tây Sơn như cọp”. Bằng tài thao lược của Nguyễn Huệ trong trận đánh này em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 7: Trình bày diễn biến quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược năm 1789. Từ đó rút ra được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789?
Câu 8: Hãy kể tên những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm từ 1771 đến 1789?

0 bình luận về “Câu 4: Sự phát triển của văn học, tín ngưỡng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII được biểu hiện như thế nào? Kể tên các hình thức tín ngưỡng còn”

  1. Câu 5 : Trình bày những nét chính của nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong?

    Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Tháng 9 năm đó, nghĩa quân hạ được phủ thành. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam.
    Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.
    Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi : phía bắc có quân Trịnh, phía nam còn quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.
    Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ.

    Tại sao nghĩa quân Tây Sơn lại quyết định hoà hoãn với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn?

    Bởi vì lúc đó nghĩa quân Tây Sơn vào rơi vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam còn

    quân Nguyễn. Quân Tây Sơn phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn,

    và tránh bị ‘kẹp’ , ko thể 1 lúc đánh 2 kẻ thù

    Trả lời
  2. – Đặc điểm:

    + Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..

    + Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát,…

    – Ý nghĩa

    + Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.

    Trả lời

Viết một bình luận