CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn tr

By Bella

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
– Cháu tên là Ngoan.
– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
– Cảm ơn cây.
– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
– Đau lắm, cháu chịu thôi!
– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
1.Qua văn bản trên em hãy trình bày về cảm nghĩ của mình về tác hại của bệnh vô cảm bằng một đoạn văn ngắn+khoảng 8 đến 10 dòng)

0 bình luận về “CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn tr”

  1. Trong cuộc sống, sự vô cảm thờ ơ giữa người với người chính là liều thuốc độc hại trong cộng đồng và cho mỗi cá nhân. Cùng với sự phát triển của thời đại và xã hội, căn bệnh vô cảm xuất hiện ngày càng phổ biến trong đời sống hàng ngày giữa người với người. Sự vô cảm được biểu hiện bằng việc dường như mỗi cá nhân không còn quan tâm đến những chuyện xảy ra xung quanh mình, tại gia đình mình và bên ngoài xã hội. Họ chỉ cần biết là không liên quan đến mình và không gây tổn hại gì đến mình, còn những vấn đề khác đều không làm họ phải bận tâm dù chỉ một chút. Trên thực tế, không những những con người vô cảm chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình mà còn thờ ơ với nỗi đau của người khác cũng như tách rời trách nhiệm của mình ra khỏi trách nhiệm đối với gia đình, với xã hội, với đất nước. Điều mà những người vô cảm quan tâm đó chính là lợi ích của bản thân mình, nên, những nỗi đau và những biến chuyển của xã hội chẳng thể gây được sự chú ý với họ. Cứ như thế, trong xã hội, xuất hiện những con người sống buông thả và biệt lập, tách rời mình khỏi đời sống cộng đồng. Hậu quả của việc sống vô cảm là hoàn toàn có thể thấy được. Đầu tiên, thái độ sống vô cảm của con người ta sẽ làm suy giảm mối quan hệ của mình với gia đình, với xã hội, với những người xung quanh. Thái độ sống vô cảm, lạnh lùng sẽ dẫn đến hậu quả của việc suy đồi đi truyền thống tương thân tương ái của dân tộc. Xã hội không thể nào tạo nên được sức mạnh chung đương đầu với những thử thách chung. Thứ hai, người có bệnh vô cảm sẽ tự làm hại chính mình, làm giảm đi sự tương tác và sự năng động, sự ấm áp của chính mình. Con người cần biết vui, biết ghét, biết rung động và biết nhìn ra thế giới để xây dựng nhân sinh quan sống cho riêng mình. Cuối cùng, thái độ sống vô cảm sẽ làm con người ta tự dẫn mình đến ngõ cụt của bế tắc trong cảm xúc, thế giới nhân sinh quan ích kỷ, vụ lợi của chính mình. Tóm lại thái độ sống vô cảm là một thái độ sống không nên có ở mọi cá nhân trong cuộc sống.

    Trả lời

Viết một bình luận