CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 39. KINH TẾ BẮC MĨ (tiếp) + Bài 41. THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ Câu 1. Công nghiệp chế biến của Hoa Kì chiếm bao nhiêu phần trăm sả

By aikhanh

CÂU HỎI ÔN TẬP
BÀI 39. KINH TẾ BẮC MĨ (tiếp) + Bài 41. THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ
Câu 1. Công nghiệp chế biến của Hoa Kì chiếm bao nhiêu phần trăm sản lượng của ngành công nghiệp?
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%.
Câu 2. Hoa Kì phát triển mạnh các ngành công nghiệp truyền thống vào
A. cuối thế kỉ XVIII. B. đầu thế kỉ XIX. C. cuối thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX.
Câu 3. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì tập trung ở
A. phía Nam và duyên hải Thái BÌnh Dương.
B. vùng trung tâm Hoa Kì.
C. vùng Tây Bắc và ven vịnh Mê-hi-cô.
D. phía Nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương.
Câu 4. Các ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì là
A. sản xuất máy móc tự động, điện tử, hàng không vũ trụ.
B. sản xuất vật liệu tổng hợp, chế tạo máy công cụ, hóa chất.
C. hàng không vũ trụ, dệt, luyện kim, thực phẩm.
D. chế tạo máy công cụ, hóa chất, điện tử, viễn thông.
Câu 5. Các ngành công nghiệp quan trọng của Ca-na-da không phải là
A. khai thác khoáng sản, luyện kim.
B. chế tạo xe lửa, lọc dầu, hóa chất.
C. điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ.
D. công nghiệp gỗ, bột giấy và giấy, thực phẩm.
Câu 6. Các ngành công nghiệp quan trọng của Mê-hi-cô là
A. khai thác và chế biến gỗ, luyện kim, chế tạo oto, hóa chất.
B. khai khoáng, luyện kim, cơ khí chính xác, điện tử.
C. luyện kim, chế tạo máy công cụ, điện tử, viễn thông.
D. khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hóa dầu, chế biến thực phẩm.
Câu 7. Các ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng ở Bắc Mĩ là
A. bảo hiểm, tín dụng, giáo dục, giao thông vận tải, khách sạn.
B. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải.
C. ngân hàng, y tế, thể thao, giao thông vận tải, sửa chữa.
D. giao thông vận tải, du lịch, tư vấn, tín dụng, y tế, giáo dục, nhà hàng.
Câu 8. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được viết tắt là
A. APEC. B. MERCOSUR. C. NAFTA. D. AFTA.
Câu 9. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì, Ca-na-da và Mê-hi-cô thông qua vào năm nào?
A. 1993. B. 1995. C. 1997. D. 1999.
Câu 10. Thế mạnh nổi bật nhất của Mê-hi-cô là
A. công nghệ hiện đại. B. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. C. khoáng sản rất phong phú. D. cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại.
Câu 11. Ở Hoa Kì, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung
A. các ngân hàng.
B. địa phương có ngành công nghiêp truyền thống.
C. Nhà nước Liên bang.
D. các công ti xuyên quốc gia.
Câu 12. Các ngành công nghiệp nào sau đây không phải là thế mạnh của “Vành đai Mặt Trời”
A. công nghiệp dệt may và thực phẩm.
B. công nghiệp hóa chất lọc dầu.
C. công nghiệp hàng không, vũ trụ.
D. công nghiệp điện tử và vi điện tử.
Câu 13: Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là
A. gió tín phong Đông bắc. B. gió tín phong Tây bắc.
C. gió tín phong Đông Nam. D. gió tín phong Tây Nam.
Câu 14: Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực
A. quần đảo Ăng-ti. B. vùng núi An-đét.
C. eo đất Trung Mĩ. D. sơn nguyên Bra-xin.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-zôn?
A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
C. Đất đai rộng và bằng phẳng.
D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
Câu 16: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là
A. tính chất trẻ của núi. B. thứ tự sắp xếp địa hình.
C. chiều rộng và độ cao của núi. D. hướng phân bố núi.
Câu 17: Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn
A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa. B. Pam-pa, A-ma-zôn, La-pla-ta
C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-zôn. D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-zôn.
Câu 18: Trung và Nam Mĩ không có bộ phận
A. eo đất Trung Mĩ. B. các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê.
C. lục địa Nam Mĩ. D. lục địa Bắc Mĩ.
Câu 19: Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì
A. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.
B. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.
C. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.
D. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.
Câu 20: Rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là “thiên đường” của cà phê là do
A. đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào.
B. nhiều đất đỏ và khí hậu nóng ẩm quanh năm.
C. có nhiều cảng tốt, thuận lợi cho xuất khẩu.
D. có lực lượng lao động da đen đông, tiền công rẻ

0 bình luận về “CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 39. KINH TẾ BẮC MĨ (tiếp) + Bài 41. THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ Câu 1. Công nghiệp chế biến của Hoa Kì chiếm bao nhiêu phần trăm sả”

  1. 1. C. 80%

    2. C. cuối thế kỉ XIX

    3. D. phía Nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương.

    4. A. sản xuất máy móc tự động, điện tử, hàng không vũ trụ.

    5. C. điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ.

    6. D. khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hóa dầu, chế biến thực phẩm.

    7. B. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải.

    8. C. NAFTA

    9. A. 1993

    10. B. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

    11. D. các công ti xuyên quốc gia.

    12. A. công nghiệp dệt may và thực phẩm.

    13. A. gió tín phong Đông bắc. B. gió tín phong Tây bắc.

    14. C. eo đất Trung Mĩ

    15. D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.

    16. D. hướng phân bố núi.

    17. B. Pam-pa, A-ma-zôn, La-pla-ta

    18. B. các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê.

    19. B. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.

    20. B. nhiều đất đỏ và khí hậu nóng ẩm quanh năm.

    Trả lời

Viết một bình luận