CÂU HỎI ÔN TẬP GDCD 6 – HỌC KÌ 2 Phần I – Trắc nghiệm Khoanh vào một đáp án mà em chọn: Câu 1: Quyền học tập của công dân được quy định ở nội dung n

By Parker

CÂU HỎI ÔN TẬP GDCD 6 – HỌC KÌ 2
Phần I – Trắc nghiệm
Khoanh vào một đáp án mà em chọn:
Câu 1: Quyền học tập của công dân được quy định ở nội dung nào sau đây?
A. Mọi công dân có thể học không hạn chế từ bậc học giáo dục Tiểu học đến Trung học, Đại học, sau Đại học.
B. Mỗi người chỉ được học một ngành nghề.
C. Người già không được đi học.
D. Có thể trốn học, bỏ tiết, nghỉ học bất cứ lúc nào.
Câu 2: Trẻ em trong độ tuổi nào thì có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc Tiểu học?
A. Từ 7 đến 14 tuổi. B. Từ 6 đến 14 tuổi. C. Từ 6 đến 15 tuổi. D. Từ 7 đến 15 tuổi.
Câu 3: Nhà nước bảo vệ quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập thông qua những việc làm nào sau đây?
A. Khuyến khích học sinh nộp tiền cho giáo viên để dạy thêm ngoài giờ.
B. Học sinh vi phạm nội quy, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
C. Miễn học phí cho những học sinh Tiểu học có hoàn cảnh khó khăn.
D. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Câu 4: Hành vi thực hiện đúng nghĩa vụ học tập là
A. không học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. thiếu tôn trọng thầy cô giáo.
C. quyết tâm vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tốt, thực hiện ước mơ của mình.
D. liên tục nghỉ học không có lý do.
Câu 5: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi người, là quyền…………… đáng quí nhất của mỗi công dân.
A. quan trọng. B. trọng tâm.
C. quan tâm. D. trọng điểm.
Câu 6: Hà học lớp 6, hằng ngày phải đi bộ đến trường, thỉnh thoảng em gặp nhóm bạn trai lớp hơn em, nhóm này thường trêu chọc và đụng chạm vào người Hà. Theo em Hà chọn cách nào để bảo vệ mình?
A. Hà mắng và cãi nhau với nhóm bạn trai.
B. Tỏ thái độ phản đối nhóm bạn trai và báo cho cha mẹ, thầy giáo, cô giáo biết.
C. Không đi học nữa để khỏi bị trêu chọc.
D. Không phản ứng gì và không nói cho bố, mẹ biết vì sợ bố mẹ không cho đi học.
Câu 7: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định tại
A. Điều 73 – Hiến pháp năm 1946. B. Điều 24 – Hiến pháp năm 1959
C. Điều 22 – Hiến pháp năm 2013. D. Điều 22 – Hiến pháp năm 1980
Câu 8: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là
A. công dân được nhà nước tôn trọng chỗ ở.
B. công dân được mọi người tôn trọng chỗ ở.
C. được tự ý vào chỗ ở của người khác.
D. công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
Câu 9: Hành vi nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?
A. Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.
B. Vào nhà của người khác khi đã được sự đồng ý của chủ nhà.
C. Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ khi đã được sự đồng ý của pháp luật.
D. Khi đi học về Hùng tự ý vào nhà mình mà không cần xin phép bố, mẹ.
Câu 10: Quần áo nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm, em muốn sang lấy về, nhưng bên đó không có ai ở nhà. Em sẽ:
A. Nhờ người khác sang lấy hộ.
B. Chờ đến khi bên nhà hàng xóm có người về rồi sang xin phép họ để lấy quần áo về.
C. Sang lấy quần áo và nhờ hàng xóm sang chứng kiến.
D. Sang lấy bình thường vì đó là quần áo của mình.
Câu 11: Khẳng định nào sau đây là không đúng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Trong mọi trường hợp, không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.
B. Việc bắt giam giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
C. Công an bao giờ cũng có quyền bắt người.
D. Người vi phạm pháp luật có thể bị bắt giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 12: Hành vi nào vi phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người?
A. Bắt và giam giữ người trái pháp luật.
B. Dâm ô trẻ em.
C. Đánh người gây thương tích.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Trong các hành vi sau, hành vi nào thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
A. Vì cho rằng nhà mình giàu, không cần học học tập vẫn có tiền nên D rất lười học.
B. Nhà nghèo nên H quyết định nghỉ học luôn
C. Nhà nghèo nhưng Yến vẫn vượt khó học giỏi
D. Ở nhà xem ti vi nhiều hơn học
Câu 14: Trong trường hợp ở cạnh nhà em có bác T không cho con đi học vì bác cho rằng học nhiều cũng chẳng để làm gì, thì em sẽ làm gì?
A. Không có ý kiến gì B. Giải thích cho bác T hiểu lợi ích của việc học tập.
C. Đồng tình với việc làm của bác T D. Sang nhà mắng bác T
Câu 15. Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
A. Hình dáng người B. Tiếng nói
C. Quốc tịch D. Màu da
Câu 16. Theo quy định của luật giao thông biển báo hình tròn viền đỏ, nền mầu trắng, hình vẽ mầu đen là loại biển báo gì?
A. Biển báo nguy hiểm B. Biển báo cấm
C. Biển báo hiệu lệnh D. Biển báo chỉ dẫn

0 bình luận về “CÂU HỎI ÔN TẬP GDCD 6 – HỌC KÌ 2 Phần I – Trắc nghiệm Khoanh vào một đáp án mà em chọn: Câu 1: Quyền học tập của công dân được quy định ở nội dung n”

  1. 1.A. Mọi công dân có thể học không hạn chế từ bậc học giáo dục Tiểu học đến Trung học, Đại học, sau Đại học.

    2.B. Từ 6 đến 14 tuổi.

    3.D. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

    4.C. quyết tâm vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tốt, thực hiện ước mơ của mình.

    5.A. quan trọng.

    6.B. Tỏ thái độ phản đối nhóm bạn trai và báo cho cha mẹ, thầy giáo, cô giáo biết.

    7.C. Điều 22 – Hiến pháp năm 2013.

    8.D. công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

    9.A. Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.

    10.B. Chờ đến khi bên nhà hàng xóm có người về rồi sang xin phép họ để lấy quần áo về.

    11.C. Công an bao giờ cũng có quyền bắt người.

    12.D. Tất cả các đáp án trên.

    13.C. Nhà nghèo nhưng Yến vẫn vượt khó học giỏi

    14.B. Giải thích cho bác T hiểu lợi ích của việc học tập.

    15.C. Quốc tịch

    16.B. Biển báo cấm

    Trả lời

Viết một bình luận