câu hỏi tu từ phân theo mục đích nói gì?

By Maya

câu hỏi tu từ phân theo mục đích nói gì?

0 bình luận về “câu hỏi tu từ phân theo mục đích nói gì?”

  1. Kiểu câuChức năng Hình thức Câu nghi vấn (câu hỏi)Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao (Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…), để cầu khiến, ra lệnh (Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?), để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc (“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”).Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. Câu cầu khiến Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì. Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến

    Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào. 

    Câu cảm thánChức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.

    Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…(Nam Cao – Lão Hạc)

     

    Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. Câu trần thuật Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…

    Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn.

    Hoặc câu: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây. 

    Kết thúc câu là dấu chấm câu. 

    Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…). 

    Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. 

    Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định: 

    – A gì mà A (Học giỏi gì mà học giỏi.) 

    – Làm gì có A. (Làm gì có chuyện như anh nói). 

    (trong đó A là một cụm từ) 

     

    Hành động nói và các kiểu câu tương ứng 

    Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói (lời nói miệng, lời viết). Ngày nay khi mạng xã hội phát triển, con người không chỉ giao tiếp qua việc gặp gỡ trực tiếp mà có thể nói chuyện qua Facebook, Zalo…Có thể thấy, khi xã hội càng phát triển, các hành động nói được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dù thể hiện dưới hình thức nào thì hành động nói cũng mang mục đích nào đó và biểu hiện qua một kiểu câu/một số kiểu câu nhất định. Học sinh theo dõi các nhóm hành động nói với kiểu câu tương ứng thông qua bảng liệt kê dưới đây. 

    Hành động nói 

    Kiểu câu 

    Trình bày (kể, tả, giới thiệu, nhận xét, đánh giá, báo cáo, dự báo…) Câu trần thuật (kiểu câu chính), câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn.Hỏi (hỏi, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…)Câu nghi vấn (kiểu câu chính), câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán. Điều khiển (yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên nhủ…)Câu cầu khiến (kiểu câu chính), câu cảm thán, câu trần thuật, câu cầu khiếnHứa hẹn (hứa, bảo đảm, đe dọa…)Câu trần thuật (kiểu câu chính), câu cầu khiến, câu cảm thánBộc lộ cảm xúc (cảm ơn, xin lỗi, than phiền…) Câu cảm thán, (kiểu câu chính), câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến. 

    Trả lời
  2. Tùy vào cách phân loại: câu được chia thành các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, ở phần này, học sinh tập trung cách phân loại câu theo mục đích nói gồm có: câu nghi vấn (câu hỏi), câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật.

    Trả lời

Viết một bình luận