Câu nào sau đây không đúng : * A. Cơ năng phụ thuộc vào trọng lượng và độ cao của vật gọi là thế năng hấp dẫn. B. Một vật càng nặng, ở càng cao thì có

By Jasmine

Câu nào sau đây không đúng : *
A. Cơ năng phụ thuộc vào trọng lượng và độ cao của vật gọi là thế năng hấp dẫn.
B. Một vật càng nặng, ở càng cao thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.
C. Thế năng đàn hồi càng lớn khi vật có độ biến dạng càng lớn.
D. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi nó có cơ năng.
Chọn câu đúng nhất : *
A. Vật có độ biến dạng càng lớn thì có thế năng đàn hồi càng lớn.
B. Một vật càng nặng, ở càng cao thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.
C. Thế năng đàn hồi càng lớn khi vật có độ biến dạng càng lớn.
D. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi nó có cơ năng.
20). Một vật có khối lượng 2kg, chịu tác dụng của lực đẩy ngang là 25N thì chuyển động một đoạn 3m trên mặt đường nằm ngang. Công của lực đẩy là :
A. 40 J
B. 50 J
C. 75 J
D. 100 J

0 bình luận về “Câu nào sau đây không đúng : * A. Cơ năng phụ thuộc vào trọng lượng và độ cao của vật gọi là thế năng hấp dẫn. B. Một vật càng nặng, ở càng cao thì có”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     1) câu không đúng:D. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi nó có cơ năng.

    2) câu đúng nhất:C. Thế năng đàn hồi càng lớn khi vật có độ biến dạng càng lớn.

    A. Vật có độ biến dạng càng lớn thì có thế năng đàn hồi càng lớn.

    B. Một vật càng nặng, ở càng cao thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.

    20) C.75J

    công của lực đẩy là:  A=S.F=3.25=75J

    Trả lời
  2. Đáp án:

     Câu 1: D. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi nó có cơ năng.

     Câu 2: A. Vật có độ biến dạng càng lớn thì có thế năng đàn hồi càng lớn.

                B. Một vật càng nặng, ở càng cao thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.

                C. Thế năng đàn hồi càng lớn khi vật có độ biến dạng càng lớn.

     Câu 3: C. 75 J

    Giải thích các bước giải:

     Câu 1: Vì vật không có cơ năng vẫn có khả năng sinh công, ví dụ vật có điện năng vẫn có khả năng sinh công.

     Câu 2: Câu D sai vì vật không có cơ năng vẫn có khả năng sinh công, ví dụ vật có điện năng vẫn có khả năng sinh công.

     Câu 3: Công của lực đảy là:
    \[A = F.s = 25.3 = 75J\]

    Trả lời

Viết một bình luận