Chỉ ra nét riêng và nét tương đồng về ý nghĩa nhân đạo của “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” và “nỗi thương mình”

By Lyla

Chỉ ra nét riêng và nét tương đồng về ý nghĩa nhân đạo của “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” và “nỗi thương mình”

0 bình luận về “Chỉ ra nét riêng và nét tương đồng về ý nghĩa nhân đạo của “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” và “nỗi thương mình””

  1. Nét riêng: -Chinh phụ là người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc, điều này được thể hiện rất rõ qua phong cách sinh hoạt của nàng : đốt hương, soi gương, gảy đàn. Cuộc sống vật chất an nhàn, sung sướng, địa vị xã hội được tôn trọng nhưng đời sống nội tâm thì đầy bi kịch. Đặng Trần Côn (và cả Đoàn Thị Điểm) xót thương cho thân phận cô đơn, bị chia lìa hạnh phúc lứa đôi, chôn vùi tuổi xuân trong sự chờ đợi mòn mỏi tuyệt vọng của nàng, đồng thời lên án chiến tranh phi nghĩa.
                      -Thuý Kiều vốn là tiểu thư sống trong cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che”, nhưng xã hội đã xô đẩy nàng vào cuộc sống nhớp nhơ nơi lầu Ngưng Bích. Trong đoạn trích Nỗi thương mình, có thể nhận ra những nỗi đau khổ chồng chât của nàng, thân xác bị vùi dập phũ phàng : “Mặt sao dày gió dạn sương – Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !” còn tâm hồn thì cô đơn, đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng : “nào biết có xuân là gì”, “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?”, “Ai tri âm đó mặn mà với ai ?”. Nguyễn Du xót thương nàng cũng tức là bênh vực cho nhân phẩm của nàng, xót xa cho số phận những người kĩ nữ.
    Nét tương đồng : Đó là sự khẩng định ý thức cá nhân, đề cao quyền sống cá nhân. Các nhân vật chính diện ở đây đều ý thức sâu sắc về cuộc sống bi kịch của chính họ, đều khao khát cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu. Đây là một tư tưởng nhân đạo vượt thoát khỏi sự chật hẹp của xã hội phong kiến để vươn tới tầm nhân loại, cũng là sự gặp nhau giữa những tâm hồn lớn của các tác gia văn học trung đại Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận