cho 2,56g hỗn hợp Mg, Fe, Cu tác dụng với 250ml dd AgNO3 0,34M. Khuấy kĩ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được ddC và chất rắn E. Tính mE

By Arya

cho 2,56g hỗn hợp Mg, Fe, Cu tác dụng với 250ml dd AgNO3 0,34M. Khuấy kĩ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được ddC và chất rắn E. Tính mE

0 bình luận về “cho 2,56g hỗn hợp Mg, Fe, Cu tác dụng với 250ml dd AgNO3 0,34M. Khuấy kĩ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được ddC và chất rắn E. Tính mE”

  1. Đáp án:

    \(8,64<m_E<10,72\)

    Giải thích các bước giải:

    \(n_{AgNO_3}=0,25\cdot 0,34=0,085\) (mol)

    Số mol hỗn hợp nhỏ nhất \(⇔\) hỗn hợp chỉ chứa Cu \((24<56<64)\)

    Giả sử hỗn hợp chỉ chứa Cu

    \(⇒n_{Cu}=\dfrac{2,56}{64}=0,04\ \text{mol}\)

    \(Cu+2AgNO_3\to Cu{(NO_3)}_2+2Ag\)

    Vì \(0,04<\dfrac{0,085}{2}\) nên sau phản ứng Cu hết, suy ra rắn E là Ag

    \(⇒n_{Ag}=2\cdot n_{Cu}=0,08\) (mol)

    \(⇒m_E=0,08\cdot 108=8,64\) (gam)

    Số mol hỗn hợp lớn nhất \(⇔\) hỗn hợp chỉ chứa Mg \((24<56<64)\)

    Giả sử hỗn hợp chỉ chứa Mg

    \(⇒n_{Mg}=\dfrac{2,56}{24}=\dfrac 8{75}\) (mol)

    \(Mg+2AgNO_3\to Mg{(NO_3)}_2+2Ag\)

    Vì \(\dfrac 8{75}>\dfrac{0,085}{2}\) nên sau phản ứng Mg dư, do đó rắn E gồm Ag và Mg dư

    Bảo toàn mol Ag: \(n_{Ag}=n_{AgNO_3}=0,085\) (mol)

    Theo PTHH: \(n_{Mg\ \text{phản ứng}}=\dfrac 12\cdot n_{AgNO_3}=0,0425\ \text{mol}\)

    \(⇒ n_{Mg\ \text{dư}}=\dfrac 8{75}-0,0425=\dfrac{77}{1200}\) (gam)

    \(⇒m_E=\dfrac{77}{1200}\cdot 24+0,085\cdot 108=10,72\) (gam)

    mà hỗn hợp chứa Mg, Fe, Cu nên \(8,64<m_E<10,72\)

    Vậy \(8,64<m_E<10,72\)

    Trả lời

Viết một bình luận