Cho biết nguyên nhân lực lượng lãnh đạo , lực lượng tham gia kết quả – ý ngĩa và hạn chế của cách mạng tư sản?

By Samantha

Cho biết nguyên nhân lực lượng lãnh đạo , lực lượng tham gia kết quả – ý ngĩa và hạn chế của cách mạng tư sản?

0 bình luận về “Cho biết nguyên nhân lực lượng lãnh đạo , lực lượng tham gia kết quả – ý ngĩa và hạn chế của cách mạng tư sản?”

  1.  Lực lượng: quần chúng nhân dân chủ yếu là nông dân và bình dân thành thị.

    Những cuộc cách mạng do tư sản lãnh đạo hay tiểu tư sản lãnh đạo thường triệt để hơn những cuộc CM do các giai cấp phong kiến phân hoá lên.

    Ý nghĩa

    – CMTS đã xác lập quan hệ sản xuất TBCN thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khiến cho “giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỉ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia cộng lại”.

    – Nó tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ. Từ nền dân chủ đó loài người mới sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Sự ra đời nền dân chủ là nấc thang quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người “nền dân chủ là giá trị nhân loại chung, việc sáng tạo ra nó chỉ có thể đem so sánh với phát minh ra lửa và tìm cách trồng lúa mì để sống”.

    – Đối với từng nước, mỗi cuộc CMTS là một bước ngoặt vĩ đại đối với lịch sử nước đó, đưa dân tộc đó bước vào thời kì thăng hoa, mỗi dân tộc có kiểu thăng hoa khác nhau, sự thăng hoa về kinh tế là lâu dài, sự thăng hoa về quân sự hầu như rất ngắn ngủi.

    + CMTS Anh co ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới vì nó khai sinh ra chế độ dân chủ tam quyền phân lập, đây là gợi ý cho Môngtexkiơ sáng lập ra học thuyết tam quyền phân lập.

    + Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ đã khai sinh ra nước Mĩ và ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Mĩ la tinh.

    + Trào lưu khai sáng của CM Pháp là bó đuốc so đường không chỉ cho nhân Pháp mà cho cả nhân dân thế giới trong suốt thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX.

    + Cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước châu Á…

     Hạn chế

    – Về quyền dân chủ: sau khi CM thành công, giai cấp tư sản tìm mọi cách han chế quyền bầu cử của quần chúng nhân dân nghèo, chỉ người có tài sản cao mới được đi bầu nên số lượng người đi bầu cử rất ít. Ví dụ ở Anh đầu thế kỉ XIX chỉ có 5% dân số đi bầu, ở Mĩ sau chiến tranh giành độc lập có 4,8% dân số, ở Nhật sau hiến pháp 1889 – 1%. Ở một số nước, quyền lực của quốc hội còn hạn chế như ở Đức, Nhật quyền lập pháp của quốc hội còn yếu, quốc hội không kiểm soát được chính phủ mà chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước vua…

    – Về quyền tự do: trong các tuyên ngôn đều nhấn mạnh quyền tự do nhưng thực tế trong các hiến pháp ở mức độ nhất định đã tước mất quyền tự do cơ bản của nhân dân. Ví dụ ở Pháp năm 1790 chính phủ ban hành luật Sapơliê cấm công nhân bãi công, mãi đến 1864 luật này mới bị bãi bỏ. Ở Anh, công đoàn được thành lập sớm nhưng mãi đến cuối XIX mới được hợp hoá. Ở Đức Bixmac đã đưa ra đạo luật đặc biệt đưa đảng xã hội dân chủ Đức ra ngoài vào vòng pháp luật. Ở Nga, nhân dân không có quyền tự do ngôn luận, lập hội, các chính đảng hay báo chí muốn lập phải ra nước ngoài.

    – Về vấn đề ruộng đất: nhìn một cách khách quan thì vấn đề ruộng đất được thực hiện triệt để vì đã thực hiện quyền tư hữu ruộng đất. Chỉ có điều cách giải quyết vấn đề ruộng đất của mỗi nước khác nhau như ở PHáp đựoc nhiều người hưởng hơn còn cách giải quyết vấn đề ruộng đất ở Đức hay Nhật ít người hưởng hơn.

    Hạn chế lớn nhất của CMTS là nó chỉ xác lập hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, quần chúng là người làm nên CM nhưng không được hưởng quyền lợi gì.

    Trả lời

Viết một bình luận