Cho câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” c) Câu tục ngữ trên đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì? d)Tìm một

By Maria

Cho câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”
c) Câu tục ngữ trên đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy
nhằm mục đích gì?
d)Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách
cho thơm”
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
(Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục)
c) Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn trên? Em hãy khôi phục lại một trong
những câu rút gọn đó.
d) Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn trên và phân tích tác dụng ?

0 bình luận về “Cho câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” c) Câu tục ngữ trên đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì? d)Tìm một”

  1. Cho câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

    c) Câu tục ngữ trên đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

    => Câu tục ngữ trên được rút gọn thành phần chủ ngữ

    Việc rút gọn câu như vậy làm cho câu gọn hơn, nói chung đến tất cả mọi người. Và có lẽ văn xuôi chuộng lối văn đơn giản, cô đúc, ngắn gọn.

    d)Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

    => Câu có ý nghĩa tương tự: Cây ngay không sợ chết đứng.

    Câu 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

    “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

    (Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục)

    c) Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn trên?

    => Các câu rút gọn:

    – Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

    – Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    – Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

    Em hãy khôi phục lại một trong những câu rút gọn đó.

    => Khôi phục:

    – Tinh thần ấy có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

    – Nhưng tinh thần ấy cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    – Nhiệm vụ của chúng ta nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

    d) Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn trên và phân tích tác dụng ?

    => Biện pháp tu từ:

    – So sánh:

    + Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

    – Liệt kê- các sự vật được liệt kê: tủ kính, bình pha lê, rương, hòm, giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

    => Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt cũng nhờ đó tác giả có thể nói sâu sắc những khía cạnh về tư tưởng và lòng yêu nước, làm dẫn chứng cho sự nhận định của tác giả, nhấn mạnh về tinh thần, lòng yêu nước của dân ta, các yếu tố quan trọng để tạo nên lòng yêu nước, để phát huy , giữ vững tinh thần yêu nước này.

    Trả lời
  2. c) Câu tục ngữ trên đã lược bỏ thành phần chủ ngữ của câu nhằm làm cho câu tục ngữ ngắn gọn , súc tích và dễ hiểu hơn !

    d) Giấy rách phải giữ lấy lề

    Câu 2:

    c) Câu rút gọn là :

    Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    Khôi phục : Nhưng Tinh thần yêu nước cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    d) BPTTừ trong đoạn trích trên là liệt kê : trong tủ kính, trong bình pha lê; trong rương, trong hòm; giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo; công việc yêu nước, công việc kháng chiến,…

    Tác dụng : Nhằm nói nổi bật lên tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta âm thầm phát huy , cũng có lúc bộc lỗ ra bên ngoài

    Trả lời

Viết một bình luận