Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“ làm ngắn thôi

By Daisy

Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“
làm ngắn thôi nha dài là ko thích

0 bình luận về “Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“ làm ngắn thôi”

  1. Mình tự làm bạn nhé. Năm ngoái mình kiểm tra 90 phút bài này, mình được 8,5đ luôn.

    ĐỀ BÀI:

    Dân gian ta có câu “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy viết bài văn chứng minh truyền thống, đạo lí tốt đẹp đó của dân tộc.

    Bài làm

            Một trong những đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. Đạo lí ấy đã luôn tồn tại trong lòng người Việt Nam hằng bao thế hệ.

             Cách diễn đạt của hai câu đạo lí tuy khác nhau nhưng lại cùng nêu lên những bài học về lối sống, đạo đức và nặng lòng tình nghĩa cao quý trong mỗi tâm hồn con người trong chính chúng ra. Đó chình là lòng biết ơn của con cháu tới tổ tiên, các thế hệ đi trước. Đó là truyền thống đạo đức đã làm nên bản sắc, tính cách và những vẻ đẹp phẩm chất trong lòng người Việt Nam.

              Từ xưa, dân tộc ta đã luôn nhớ tới công ơn cha ông ta đã cho ta được hưởng thành quả cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, bao nhiêu người đã vùng dậy đấu tranh vì nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Họ đã để xương máu , tính mạng của mình nơi chiến trường để giữ bình yên cho dân tộc. Vì thế, mối năm, dân ta đều tổ chức các lễ hội văn hóa, tục tảo mộ, dịp Tết thanh minh, tục Tết thầy học,..để nhớ tới tổ tiên. Khắp nước ta, nơi nào cũng có chùa, miếu, đền thờ phụng cá bậc tiền bối, các vị anh hùng như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,..

             Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ lưu truyền từ ngàn đời luôn nhắc nhở tới cội nguồn, Bác Hồ đã dạy: “Các vua hùng đã có công dựng nước, Bac cháu ta phải có công giữ nước”. Vì thế mà dân gian ta có câu:

    “Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày dỗ Tỗ mùng mười tháng ba.”

               Vì thế, dân tộc ta luôn hướng tới các chiến sĩ, vua Hùng nhằm ghi tạc công lao to lớn của họ. Trong văn thơ, ca dao hay tục ngữ nói về lòng biết ơn như:

    “Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơn một hạt đắng cay muôn phần.”

                 Hoặc những câu thơ, tục ngữ, ca dao nói về tình thầy trò như:

    “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.”

                 Lòng biết ơn từ lâu đã là một tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, cao quý của dân tộc ta. Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, luôn là thước đo phẩm chất, dạo đức của mối con người. Lòng biết ơn đã tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, tính cách người Việt. 

    Xin hay nhất ạ.

    Trả lời
  2. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý của mỗi con người trong cuộc sống đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, lòng biết ơn được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng tục ngữ của Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ nói về nét đẹp tiềm ẩn ấy. Để tỏ lòng biết ơn những người mang đến cuộc sống ấm no hạnh phúc, cha ông ta có câu:

                                          “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                    Uống nước nhớ nguồn”

    Tuy ngắn gọn, hai câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu xa của người đi trước là lời răn dạy quý giá từ ngàn xưa.

    Mỗi khi nhắc về quả, chúng ta thường nghĩ đến thứ thành quả tuyệt vời của cây sau nhiều ngày đơm hoa kết trái. Dĩ nhiên cây không thể tự mọc, quả ngọt không thể tự kết trái. Dù ít hay nhiều đều phải có người chăm sóc, đến từng khâu đoạn, dõi theo cây đến lúc cho những quả chín mọng.

    Khi chúng ta được hưởng thụ một thành quả, người mà chúng ta nên biết ơn đầu tiên chính là người trồng cây, biết ơn những bàn tay cần cù, không quản khó nhọc để làm ra thành quả để cho chúng ta hưởng thụ.

    Nhưng sâu xa hơn, câu tục ngữ mang ý nghĩa là lời răn dạy của tổ tiên, của những bậc tiền nhân để chúng ta thấu hiểu cuộc sống ấm no ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có. Các bậc tiền bối lo sợ rằng, một mai này con cháu sẽ quên mất công ơn của họ nên đã gửi gắm ý nguyện của mình dưới hình hài thơ văn câu chữ.

    Vậy nên mỗi khi chúng ta ăn được quả ngon ngọt, chúng ta nên biết đó là sự hưởng thụ quý giá cần phải biết ơn người trồng. Cũng giống như biết ơn những người xông pha nơi trận mạc hay ngày đêm cực nhọc làm việc để tạo ra cho chúng ta những thành phẩm đáng giá.

    “Uống nước nhớ nguồn”

    Câu tục ngữ chứa đựng một bài học về tình nghĩa cao đẹp của con người.

    Nguồn là nơi khởi nguyên của mọi dòng nước, từ tưới tiêu đến sinh hoạt chúng ta đều ít nhiều nhờ vào dòng nước này. Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta nguồn nước đó, vậy nên chúng ta cần phải biết ơn Mẹ Thiên nhiên đã tạo ra nguồn nước quý giá. Chúng ta uống một ngụm nước, cần ngẫm nghĩ nguồn nước đó từ đâu mà có.

    Từ hình ảnh chân thực mà cụ thể ấy, cha ông ta gửi gắm vào bài học về lòng biết ơn những người mang đến thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Như chúng ta phai nhớ đến cội nguồn được hiện lên và thiêng liêng trong từng câu chữ, tương truyền từ ngàn xưa đến nay.

    Vì nền hạnh phúc cho chúng ta, vì nền độc lập dân tộc,biết bao anh hùng đã ngã xuống, đánh đổi bằng máu  và nước mắt. Khắc cốt ghi tâm công lao của họ, những người hy sinh hạnh phúc riêng cho một nền độc lập dân tộc.

    Cách diễn đạt của hai câu tục ngữ trên tuy khác nhau nhưng đều hướng tới việc truyền đạt cho con cháu một bài học quý giá của cha ông ta về lòng biết ơn, về đạo đức và nhân phẩm của con người. Tình cảm luôn là thứ phẩm chất đẹp đẽ, xuất phát từ tấm lòng mỗi người. Lòng biết ơn cũng là một trong số đó, chúng ta phải biết cách giữ gìn và phát huy lòng biết ơn dành cho cuội nguồn của mình.

    Truyền thống nhớ ơn đã được thể hiện từ xa xưa, khi người Việt Nam ta luôn biết ơn những gì mình có được, cảm ơn thiên nhiên, vạn vật. Đôi khi thiên nhiên làm cho họ thất vọng, nhưng thiên nhiên đã góp phần không nhỏ cho cuộc sống của chúng ta.

    Vì thế, các lễ hội văn hóa từ xưa được tổ chức cũng nhằm mục đích tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Mỗi dịp Tết đến, nhà nhà lại nô nức mua sắm đồ Tết, tục lệ tảo mộ tổ tiên, cảm ơn tổ tiên đã luôn phù hộ độ trì cho mỗi chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Các lễ hội sau vụ gặt lúa mùa màng bội thu. Hay truyền thống tốt đẹp tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo cũng là hành động cao đẹp của lòng biết ơn.

    Mọi miền đất nước, mọi người lập ra các đền miếu, bàn thờ gia tiên, thờ phụng những người anh hùng, rạng danh dân tộc. Dùng tên của các vị anh hùng tiêu biểu để đặt tên đường, tên trường học, nhắc nhở mọi người nhớ về công lao của các anh hùng dân tộc.

    Ngày nay, đạo lý ấy vẫn còn được các thế hệ tương lai phát huy. Trong nhà trường, học sinh luôn tri ân, nhớ ơn và tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm. Thờ cúng ông bà tổ tiên luôn thể hiện lòng biết ơn ở nhà, cảm ơn họ đã mang cho chúng cuộc sống no đủ.

    Ngày giỗ, lễ mừng thọ, con cháu thường tụ tập tổ chức mở tiệc để tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà của mình. Toàn thể nhân dân đều biết ơn Đảng và Bác Hồ, cũng như truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” được lưu lại bao đời để chúng ta ca ngợi về cội nguồn, dòng dõi của rồng tiên. Để biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã có ngày Giỗ Tổ như dân gian ta có câu:

             “Dù ai đi ngược về xuôi

         Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

    Hằng năm, mỗi khi đến ngày mười tháng ba âm lịch, khắp cả nước mọi người đều háo hức trẫy hội Đền ở Hùng Phú Thọ, dành tất cả lòng thành kính của mình cho cội nguồn dân tộc, xin được một cuộc sống bình an, sung túc.

    Gần gũi với học sinh hơn, ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một luôn là ngày đặc biệt quan trọng, học sinh có thể cảm ơn, thăm hỏi thầy cô giáo đã dạy mình.

    Không chỉ bằng quà tặng, lòng biết ơn không cần phải thể hiện vào dịp lễ, mà trong cử chỉ, hành động,lời nói cuả chúng ta, những người còn ngồi trên ghế nhà trường đối với thầy cô giáo của mình.

    Ngày hai bảy tháng bảy hăng năm, mọi người lại đi viếng nghĩa trang liệt sĩ, tưởng niệm những con người bất khuất, kiên cường, những người xả thân vào công cuộc bảo vệ và xây dựng nước nhà. Các việc làm tình thương cho các thương như xây Quỹ ủng hộ, xóa đói giảm nghèo.

    Để nhớ ơn họ, các nhà văn đã làm bài thờ hay thậm chí ca dao cũng được truyền lại để nhắc nhở chúng ta không được quên công lao của các bậc tiền nhân. Câu văn nhà thơ Mộng Vỹ cũng thể hiện lên tình cảm ấy:

                                  “Đời đời tưởng nhớ ông cha

                            Vị vua khai quốc lập nên nước nhà”

    Hoặc những câu tục ngữ về cội nguồn, cho con người Việt Nam nhớ đến cội nguồn của mình:

                                                  “Con người có tổ có tông

                                   Như cây có cội như sông có nguồn”

    Những câu tục ngữ tuy đơn giản nhưng đều hàm xúc ý nghĩa của lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô dạy ta khôn lớn, biết ơn ông bà đã phù hộ độ trì cho chúng ta.

    “Ăn quả nhớ kẻ trông cây” và “Uống nước nhớ nguồn” đều là đạo lý sống từ nàn đời xưa vẫn còn nguyên vẹn về mặt giá trị tinh thần. Có thể nói rằng lòng biết ơn là nền tảng đạo lý, là thước đo phẩm chất đạo đức con người. Là thứ phẩm chất cao quý, lòng biết ơn một phần tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người Việt. Cũng vì vậy, người Việt Nam ta luôn vó lòng biết ơn sâu sắc với cội nguồn.

    Trả lời

Viết một bình luận