Cho ΔDEF cân tại D. Gọi M là trung điểm của DE, N là trung điểm của DF. a) Chứng minh EN=FM b) Gọi K là giao điểm của EN với FM. Chứng minh ΔKEF cân c

By Clara

Cho ΔDEF cân tại D. Gọi M là trung điểm của DE, N là trung điểm của DF.
a) Chứng minh EN=FM
b) Gọi K là giao điểm của EN với FM. Chứng minh ΔKEF cân
c) Chứng minh DK là tia phân giác của góc EDF

0 bình luận về “Cho ΔDEF cân tại D. Gọi M là trung điểm của DE, N là trung điểm của DF. a) Chứng minh EN=FM b) Gọi K là giao điểm của EN với FM. Chứng minh ΔKEF cân c”

  1. Đáp án:

     a) EN=FM

    b) ΔKEF cân

    c) DK là phân giác của $\widehat{EDF}$

    Giải thích các bước giải:

    a) $\Delta DEF$ cân tại D (gt)
    $\Rightarrow \left\{\begin{matrix}
    DE=DF (định nghĩa) (1)\\ 
    \widehat{DEF}=\widehat{DFE} (tính chất)
    \end{matrix}\right.$
    Lại có: 
    $\left\{\begin{matrix}
    M là trung điểm của DE\Rightarrow MD=ME=\frac{DE}{2}(2)\\ 
    N là trung điểm của FD\Rightarrow DN=NF=\frac{DF}{2}(3)
    \end{matrix}\right.$
    Từ (1), (2) và (3)$\Rightarrow DM=ME=DN=NF$
    Xét $\Delta DEN$ và $\Delta DFM$ có:
    DE=DF
    $\widehat{D}$ chung
    DN=DM
    $\Rightarrow \Delta DEN=\Delta DFM$ (c.g.c) (*)
    $\Rightarrow EN=FM$ (hai cạnh tương ứng)
    b) Từ (*)$\Rightarrow \widehat{DEN}=\widehat{DFM}$ (hai góc tương ứng)
    mà $\widehat{DEF}=\widehat{DFE}$
    $\Rightarrow \widehat{DEF}-\widehat{DEN}=\widehat{DFE}-\widehat{DFM}$
    $\Leftrightarrow \widehat{NEF}=\widehat{NFE}\Leftrightarrow \widehat{KEF}=\widehat{KFE}$
    $\Rightarrow \Delta KEF$ cân tại K (**)
    c) Từ (**)$\Rightarrow KE=KF$ (định nghĩa)
    Xét $\Delta DEK$ và $\Delta DFK$ có:
    DE=DF
    DK chung
    KE=KF
    $\Rightarrow \Delta DEK=\Delta DFK$ (c.c.c)
    $\Rightarrow \widehat{EDK}=\widehat{FDK}$ (hai góc tương ứng)
    $\Rightarrow DK$ là phân giác của $\widehat{EDF}$

    Trả lời
  2. a) có DN = $\frac{1}{2}$ DF

    và DM = $\frac{1}{2}$ DE

    mà tam giác DEF cân tại D

    ⇒ DE = DF

    ⇒ DN = DM

    Xét Δ DNE và Δ DMF có:

    DE = DF

    góc D chung

    DN =DM

    ⇒ Δ DNE = Δ DMF (cạnh góc cạnh)

    ⇒ EN = FM

    b) có∠ EMF + ∠ FMD = ∠ FNE + ∠END = 180$^{o}$

    mà ∠ FMD = ∠ END (do Δ DNE = Δ DMF)

    Xét Δ EMF và Δ FNE có:

    ∠FMD = ∠ END

    EM = NF

    ∠ MEF = ∠ NFE (do Δ DEF cân tại D)

    ⇒ Δ EMF = Δ FNE (góc cạnh góc)

    ⇒ ∠ KFE = ∠ KEF 

    ⇒ tam giác cân tại K

    c)

    ta có:

    ∠ DEK + ∠ KEF = ∠ DEF

    mà ∠ DEF = ∠ DFE và ∠ KEF = ∠ KFE

    ⇒ ∠ DEK = ∠ DFK

    xét ΔDKE và ΔDKF có:

    DE = DF (ΔDEF cân tại D)

    ∠ DEK = ∠DFK

    KE = KF (ΔKEF cân tại K)

    ⇒ ΔDKE = ΔDKF (cạnh góc cạnh)

    ⇒ góc EDK = góc FDK

    ⇒ DK là phân giác của góc EDF

    Trả lời

Viết một bình luận