Cho đoạn thơ sau: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,   Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.      Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,      Giươn

By Melanie

Cho đoạn thơ sau:
“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
  Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
     Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
     Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
                                    Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
                                    Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
                                    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
                                    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”
                                                                (Ngữ văn 8- tập 2,  trang 3)
Câu 1: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 2: Câu:
“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì?
Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.

0 bình luận về “Cho đoạn thơ sau: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,   Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.      Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,      Giươn”

  1. 1, Biện pháp tu từ so sánh được thể hiện qua “trò lạ mắt, thứ đồ chơi”. Việc tác giả để cho hổ tự xưng ta và tự nhận thức được tình cảnh của mình như một trò lạ mắt, thứ đồ chơi để làm trò vui cho những kẻ khác có tác dụng truyền tải được thông điệp một cách sinh động, sâu sắc và chân thực hơn đến bạn đọc. Đó chính là tình cảnh sa cơ, khổ sở và chán ghét tình cảnh tầm thường giả dối này của hổ

    2.

    Câu trần thuật theo mục đích nói

    Chức năng: kể, nhận định, miêu tả của hổ về tình cảnh giam hãm, tầm thường, chán ghét và giả dối tại vườn bách thú.

    3.

    Nội dung chính của đoạn thơ: tình cảnh bị giam hãm của hổ, phải sống chung với những con vật tầm thường, bị đem ra làm trò vui cho loài người. Đây cũng chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả về mượn lời con hổ nhằm diễn tả tâm tư, tình cảm của nhân dân VN lúc bấy giờ, phải chịu sự đô hộ của thực dân Pháp

    Trả lời

Viết một bình luận