Cho đoạn văn sau: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo

By Delilah

Cho đoạn văn sau:
“Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.
(“Chiếu dời đô”- Lí Công Uẩn)
1. Bài Chiếu dời đô được viết trong hoàn cảnh nào?
2. Việc Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách nói về các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô nhằm mục đích gì ?
3. Trong Chiếu dời đô, theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở Hoa Lư-Ninh Bình của hai triều Đinh, Lê không còn thích hợp, vì sao?
NGẮN GỌN THUI NHA TUI LƯỜI VIẾT LẮM À!!

0 bình luận về “Cho đoạn văn sau: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo”

  1. 1. Vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận thiên thứ 1 (năm 1010), Lý Công Uẩn viết bản Chiếu dời đô để bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư sang Đại La

    2. Nhằm mục đích nói chuyện rời đô không có gì lạ thường, trái lại có thể mang điều tốt đẹp đến như  việc rời đô của nhà Thương và Chu

    3. Vì khi đến thời nhà Lí thì đất nước đang dần phát triển, ngày trước khi đất nước chưa đủ mạnh nên vùng Hoa Lư là địa hình hiểm trở để phòng thủ tốt, chính vì thế hiện tại kinh đô tại phải chuyển đi nơi khác 

    $#họk tốt$

    $#nocopy$

    $#meow$

    Trả lời
  2. 1.Năm 1010, Lí Công Uẩn bày tỏ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ( Hà Nội), đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho các quần thần và  dân chúng được biết

    2.Mục đích: đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

    3.Trong Chiếu dời đô, theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở Hoa Lư-Ninh Bình của hai triều Đinh, Lê không còn thích hợp, vì hai triều này đã ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi

    Xin hay nhất

    Trả lời

Viết một bình luận