Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc B cắt AC tại E. Từ E kẻ ED vuông góc BC tại D. a) Chứng minh: tam giác ABE = tam giác DBE b) Chứ

By Delilah

Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc B cắt AC tại E. Từ E kẻ ED vuông góc BC tại D.
a) Chứng minh: tam giác ABE = tam giác DBE
b) Chứng minh: Be là đường trung trực của đoạn thẳng AD
c) Kẻ AH vuông góc BC ( H thuộc BC ). Chứng minh: AD là phân giác của góc HAC

0 bình luận về “Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc B cắt AC tại E. Từ E kẻ ED vuông góc BC tại D. a) Chứng minh: tam giác ABE = tam giác DBE b) Chứ”

  1. Giải thích các bước giải:

    a) Xét `ΔABE` và `ΔDBE` có:

              `\hat{BAE}=\hat{BDE}=90^o`

              `BE:chung`

               `\hat{ABE}=\hat{DBE}(g t)`

    `⇒ ΔABE = ΔDBE (CH – GN)`

    b) Ta có: `Δ ABE = ΔDBE (cmt)`

    $⇒ \begin{cases} BA = BD \text{(2 cạnh tương ứng)}\\EA = ED \text{(2 cạnh tương ứng)} \\\end{cases}$

    `⇒ BE` là đường trung trực của đoạn thẳng `AD`

    c) Ta có: $\begin{cases} AH ⊥ BC\\ ED ⊥ BC\\\end{cases}$ $⇒ AH // ED$

    `⇒ \hat{HAD} = \hat{EDA}` (2 góc so le trong) (1)

    `EA = ED (cmt) ⇒ ΔADE` cân tại `E`

    `⇒ \hat{EAD} = \hat{EDA}` (2)

    Từ (1) và (2) `⇒ \hat{HAD}= \hat{EAD}`

    `⇒ AD` là phân giác của `\hat{HAC}`

    Trả lời
  2. Bạn tự vẽ hình nhé!

    a, Xét ΔABE và ΔDBE có

      ∠BAE= ∠BDE= 90 độ

      Chung BE

      ∠ABE= ∠EBD (vì BE là tia phân giác ∠ABD)

    => ΔABE= ΔDBE (cạnh huyền- góc nhọn)

    b, Xét ΔABE= ΔDBE=> AB= BD

    Xét ΔABD có AB= BD

    => ΔABD cân tại B

    Xét ΔABD cân tại B có BE là đường phân giác

    => BE là đường trung trực

    => BE là đường trung trực của đoạn thẳng AD

    c, Gọi I là giao của AH và BE

    Xét ΔABD có I là giao của 2 đường cao AH và BE ( vì BE là đường trung trực => BE ⊥ AD)

    => I là trực tâm ΔABD

    => DI ⊥ AB

    Có AC⊥ AB

    => DI// AC

    => ∠IDA= ∠DAC (2 góc so le trong)

    Gọi DI ∩ AB = {K}

    Xét ΔBAH và ΔBDK có

      ∠BHA= ∠BKD= 90 độ

      AB= BD 

       Chung ∠ABD

    => ΔBAH = ΔBDK (ch-gn)

    => ∠BAH= ∠BDK

    Có ∠BAD= ∠BDA (ΔABD cân tại B)

    => ∠BAH+ ∠IAD= ∠BDK+ ∠IDA

    => ∠IAD= ∠IDA

    Mà ∠IDA= ∠DAC

    => ∠IAD= ∠DAC

    => AD là tia phân giác ∠HAC

    Trả lời

Viết một bình luận