Cho vào 2 ống nghiệm 2 nhánh, một nhánh 2ml dung dịch HNO3, nhánh còn lại một ít bột S. Dùng bông tẩm dd NaOH đặt trên miêng ống nghiệm, đun nóng nhan

By Amara

Cho vào 2 ống nghiệm 2 nhánh, một nhánh 2ml dung dịch HNO3, nhánh còn lại một ít bột S. Dùng bông tẩm dd NaOH đặt trên miêng ống nghiệm, đun nóng nhanh chứa bột S cho đến khi nóng chảy, nghiêng ống nghiệm cho dung dịch HNO3 tràn qua nhánh chứa S nóng chảy
Quan sát, nêu hiện tượng , viết PTHH và xác định vai trò của HNO3 trong phản ứng trên dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của nito

0 bình luận về “Cho vào 2 ống nghiệm 2 nhánh, một nhánh 2ml dung dịch HNO3, nhánh còn lại một ít bột S. Dùng bông tẩm dd NaOH đặt trên miêng ống nghiệm, đun nóng nhan”

  1. Hiện tượng: \(S\) tan khi tiếp xúc với dung dịch \(HNO_3\).

    Phản ứng xảy ra:

    \(S + 6HN{O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}{H_2}S{O_4} + 6N{O_2} + 2{H_2}O\)

     Nhận thấy số oxi hóa của \(N\) từ \(N^{+5}\) xuống còn \(N^{+4}\) nên \(HNO_3\) đóng vai trò là chất oxi hóa.

    Trả lời
  2. Hiện tượng: S nóng chảy tạo chất lỏng quánh màu vàng sẫm. Khi tiếp xúc với $HNO_3$ thì xảy ra phản ứng tạo khí màu nâu đỏ.

    $S+6HNO_3\to H_2SO_4+6NO_2+2H_2O$

    Số oxi hoá N giảm từ $+5$ ($HNO_3$) xuống $+4$ ($NO_2$)

    Trả lời

Viết một bình luận