Chứng minh rằng: Tục ngữ đã thể hiện những kinh nghiệm về mọi mặt của đời sống. Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết.

By Rylee

Chứng minh rằng: Tục ngữ đã thể hiện những kinh nghiệm về mọi mặt của đời sống.
Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết.

0 bình luận về “Chứng minh rằng: Tục ngữ đã thể hiện những kinh nghiệm về mọi mặt của đời sống. Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết.”

  1. I, Dàn ý 

    A. Mở bài

    – Dẫn dắt vấn đề

    – Nêu vấn đề

    B. Thân bài

    1. Giải thích

    – Thế nào là “kho tàng kinh nghiệm quý báu”?

    + Đó là những giá trị tốt đẹp của nhân dân ta được cha ông đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. 

    2. Chứng minh

    – Trước hết, tục ngữ đã cho ta những kinh nghiệm vô giá về tình yêu thương giữa con người. Điều này được bộc lộ rõ nét qua các câu tục ngữ như “Thương người như thể thương than”, “Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau lấy cùng”.

    – Chưa dừng lại ở đó, tục ngữ còn cho ta những kinh nghiệm quan sát thực tiễn từ thiên nhiên: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”.

     Bên cạnh đó, qua những câu tục ngữ, nhân dân ta còn truyền lại kinh nghiệm về trồng trọt, sản xuất cho con cháu đời sau.

    – Không những thế, tục ngữ còn cho ta những bài học sâu sắc về cách nhìn nhận, đánh giá, khuyên răn con người.

    3. Bình luận

    – Tục ngữ “kho báu” của dân tộc ta.

    – Là những bài học quý giá mà cha ông ta đúc kết lại.

    – Ấy vậy mà ngày nay, cạnh bên những người gìn giữ, coi trọng nó vẫn còn những kẻ coi thường nó và cho rằng nó là bài học vô bổ, không có giá trị.

    4. Liên hệ bản thân

    – Là học sinh, nhận thức được tầm quan trọng của các câu tục ngữ. Em luôn phát huy nó một cách cao độ. Hơn hết, em còn tuyên truyền nó để mọi người cùng nhau chung tay gìn giữ nét văn hóa đẹp của dân tộc.

    C. Kết bài

    – Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận.

    II, Bài văn tham khảo

    Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không những thế, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao còn là những bài học quý giá, sâu sắc mà cha ông ta đã đúc kết để lại cho con cháu đời sau. Do vậy, có thể khẳng định rằng “Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta”.

    Trước hết, ta cần hiểu thế nào là “kho tàng kinh nghiệm quý báu”? Đó là những giá trị tốt đẹp của nhân dân ta được cha ông đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. 

    Thật vậy, điều đó là hoàn toàn đúng. Trước hết, tục ngữ đã cho ta những kinh nghiệm vô giá về tình yêu thương giữa con người. Điều này được bộc lộ rõ nét qua các câu tục ngữ như “Thương người như thể thương than”, “Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau lấy cùng”. Qua năm tháng, nhân dân ta đã đúc kết rằng tình yêu thương chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Có tình yêu thương, sự san sẻ, đùm bọc giữa con người với con người, đất nước ta sẽ phát triển bền vững. Không có sự sẻ chia, chung tay giữa các dân tộc anh em trong một nhà, đất nước sẽ chẳng thể nào phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng cạnh bên những người luôn giúp đỡ người khác vẫn còn có những kẻ sống chỉ biết chuộc lợi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng đem lòng yêu thương, san sẻ với ai đó. Cần phải xác định đúng đối tượng để trao đi yêu thương, tuyệt đối không được để trái tim yêu thương của mình bị người khác lợi dụng.

    Chưa dừng lại ở đó, tục ngữ còn cho ta những kinh nghiệm quan sát thực tiễn từ thiên nhiên. “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”. Ông cha ta đã khẳng định hằng năm vào tháng 7, tháng 9 thì thường xảy ra lũ lụt nên kiến dự đoán trước và di chuyển đến chỗ cao hơn để trú ẩn. Hay “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tôi”. Thời gian tháng 5 vào mùa hè nên có ngày dài đêm ngắn và ngược lại, tháng mười có ngày ngắn nhưng đêm lại dài. 

    Bên cạnh đó, qua những câu tục ngữ, nhân dân ta còn truyền lại kinh nghiệm về trồng trọt, sản xuất cho con cháu đời sau. Tiêu biểu như “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tự giống”, đưa ra các yếu tố để thành công khi trồng lúa. Hay “Một cục đất ải bằng một mãi phân” đề cao kĩ thuật làm đất trước khi trồng trọt.

    Không những thế, tục ngữ còn cho ta những bài học sâu sắc về cách nhìn nhận, đánh giá, khuyên răn con người. Nếu như câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đề cao giá trị nhân cách của con người hơn vẻ bề ngoài thì “Đói cho sạch, rách cho thơm” khuyên con người nên sống trong sạch, thanh cao. 

    Tục ngữ chính là “kho báu” của dân tộc ta. Là những bài học quý giá mà cha ông ta đúc kết lại.cẤy vậy mà ngày nay, cạnh bên những người gìn giữ, coi trọng nó vẫn còn những kẻ coi thường nó và cho rằng nó là bài học vô bổ, không có giá trị. Là học sinh, nhận thức được tầm quan trọng của các câu tục ngữ. Em luôn phát huy nó một cách cao độ. Hơn hết, em còn tuyên truyền nó để gìn giữ nét văn hóa đẹp của dân tộc.

    Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng gìn giữ và phát huy giá trị của nó, đừng quên đem theo nó trong đời sống hằng ngày.

    Trả lời

Viết một bình luận