chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chụp ảnh nhé NO COPY

By Brielle

chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
chụp ảnh nhé
NO COPY

0 bình luận về “chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chụp ảnh nhé NO COPY”

  1. Như mọi người cũng đã biết, ta được sống một cuộc sống yên bình như hôm nay điều là nhờ vào những công lao của các vị anh hùng dân tộc và những người chiến sĩ đã ko màng đến tính mạng của mik để cứu lấy dân tộc, vì một tương lai tươi sáng của thế hệ sau bởi thế nên đã có bao người phải nằm xuốngtại đây. Cũng vì thế mà ông bà ta nhằm muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng phải luôn biết ơn những người đã luôn cống hiến cho đất nước nên ông bà ngày xưa có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , ” Uống nước nhớ nguồn” còn rất nhiều câu khác nhưng câu nói khiến em vẫn luôn ấn tượng là câu” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Câu nói này khiến người em cảm thấy phải suy nghĩ lại, nó có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, ý thứ nhất là nghĩa đen ,ở đây muốn nói là khi ta ăn những đồ ăn đó ta cần phải nghĩ rằng thức ăn đó ở đâu mà ra, phải nhớ tới người đã làm ra những thành quả đó người đã gieo quả ngọt để cho chúng ta có thể thưởng thức những trái ngọt đó. Nghĩa thứ hai là nghĩa bóng, ở đây nói lên những vị anh hùng dân tộc đã cống hiến hết mình vì đất nướcvì thé ta phải luôn biết ơn họ vì nhờ có họ mà cuộc sống của chúng ta mới được bình yên như ngày hôm nay.

    Điều này cho thấy câu nói ăn quả nhớ kẻ trồng ccây là hoàn toàn đúng. là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường những điều mà chúng ta cần làm là học thật giỏi mai sau giúp ích cho xã hội, cho đất nước để ko phụ lòng của những người có công cách mạng với đất nước.

    Viết tới đây thôi mỏi tay với chưa nghĩ thêm được ý 

    Đi ăn cơm đói quá!!!

    chúc bạn học tốt!????❤????

    Trả lời
  2. Ở đời, đạo đức được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người. Đạo đức sẽ thể hiện được tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Đồng thời, trong đạo đức có rất nhiều phạm trù khác nhau để đánh giá bản chất của con người. Và lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đây được coi là một phẩm chất không thể thiếu trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.

    Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

    Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

    Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

    Trả lời

Viết một bình luận