Có ý kiến rằng :” Bài thơ Ông Đồ ” thể hiện 2 người cảm hứng : Lòng thương người và tính loài cổ. Em hãy dựa vào bài thơ ” Ông Đồ” làm sáng tỏ Giú

By Jasmine

Có ý kiến rằng :” Bài thơ Ông Đồ ” thể hiện 2 người cảm hứng : Lòng thương người và tính loài cổ. Em hãy dựa vào bài thơ ” Ông Đồ” làm sáng tỏ
Giúp mình với ạ

0 bình luận về “Có ý kiến rằng :” Bài thơ Ông Đồ ” thể hiện 2 người cảm hứng : Lòng thương người và tính loài cổ. Em hãy dựa vào bài thơ ” Ông Đồ” làm sáng tỏ Giú”

  1. Nếu như Thế Lữ dùng thơ để khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước, thì Vũ Đình Liên lại gợi nhớ về một nét đẹp văn hoá cổ truyền đã mai một, chỉ còn lại nỗi đau khôn nguôi trong lòng người khi nhớ về cảnh cũ. Ông đồ thể hiện thật cảm động những tình cảm đó. Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng “Hai nguồn cảm hứng tạo nên thi phẩm ông đồ là lòng thương người và niềm hoài cổ “.

    Trước hết, đén với bài thơ, ta bắt gặp tình cảm của nhà thơ, lòng thương với những lớp người như ông đồ. Cảm hứng thương người của VĐL là thương cảnh đời của những kẻ đói rét, những người đàn bà sa cơ, những em bé mồ côi nức nở trong cơn mê Tôi muốn nguồn thơ muôn năm không hết/ Để ru ca nỗi đau khổ khôn cùng. (Hối hận).Ông đồ, cái di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn trở thành đề tài trong thơ ông. Lòng yêu mến, kính trọng 1 tài năng đã bắt đầu rơi vào quên lãng được nhà thơ thể hiện qua từng câu, từng chữ. Đó là lời ngợi ca về tài năg của ông đồ: 

    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài:
    Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa, rồng bay”

    Ông đồ với mực tàu giấy đỏ đã trở thành một hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu tạo nên nét đẹp văn hóa cổ truyền của ngày Tết. Hình ảnh ông đồ đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Ở khổ 1, ta thấy hoa và người đồng hiện, soi chiếu, tôn vinh nhau. Mỗi dịp đào nở hoa trước đất trời mùa xuân là mỗi dịp ông đồ trổ tài hoa trước công chúng. Sắc hoa đào rực rỡ hòa với sắc thắm tươi của tờ giấy đỏ. Nếu hoa đào làm cho cảnh sắc mùa xuân thêm rực rỡ, tươi tắn thì ông đồ cùng với mực tàu giấy đỏ lại như một nén hương trầm làm mùa xuân thêm thiêng liêng, ấm cúng. Ông đồ tài hoa: được thể hiện qua biện pháp so sánh và thành ngữ: Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay. Nét chữ – nét người, nét chữ rồng bay phượng múa – hồn người bay bổng phóng khoáng. Ông đồ là một nghệ sĩ có tài hoa và có tâm hồn. Những chữ của ông trở thành những họa phẩm của nghệ thuật thư pháp. Ông đồ là một hình ảnh trung tâm làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ. Ở đây, ta thấy sự hòa hợp giữa hoa đào – ông đồ – công chúng cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên – con người – thời thế. Đoạn thơ đã tái hiện một nét đẹp văn hoá, một thú chơi tao nhã mà thanh lịch.  Ẩn đằng sau câu chữ là sự quý trọng ông đồ, quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc.

    Thời thế đổi thay, hoàn cảnh thay đổi, ông đò dường như chìm vào quê lãng. Đến đây, sự cảm thông, xót thương trước di tíchtiều tụy đã đi vào thời tàn tạ của tác giả trào ra qua từng vần thơ: 

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâu?
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu…

    Ông đồ vẫn ngồi đấy
    Qua đường không ai hay
    Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài trời mưa bụi bay

    Hình ảnh ông đồ khi thất thế trong 2 khổ thơ đã gợi lên biết bao cảm xúc trong lòng người đọc. Nếu như trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế, họ kính trọng ngưỡng mộ ông như thế nhưng hiện tại, họ lại đi đâu hết. Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật  nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một.  Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. “Người thuê viết nay đâu” đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa.Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.Ông  đồ vẫn như năm nào, trung thành với cây bút “vẫn ngồi đấy” chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông thậm chí phớt lờ sự tồn tại của ông. Cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Là mưa của đất trời giăng giăng hay là nỗi giá rét và buốt lặng trong tâm hồn con người. Khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn “lá vàng rơi trên giấy/ngoài trời mưa bụi bay” nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Qua hai khổ thơ nói riêng cũng như cả bài thơ nói chung,  tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc.

    Như vậy, ông đồ-hình bóng tượng trung cho giai cấp kẻ sĩ, từ trên chót vót của thứ bậc xã hội rơi xuống lề đường. Chữ thánh hiền một thời được trân trọng, chỉ tặng mà không bán, giờ đây lại trở thành món hàng.Đây không phải những ngày huy hoàng của ông đồ mà đã là những ngày ông đồ trở thnahf di tích, bắt đầu đi vào tàn tạ.

    Không những thế, làm nên thi phẩm còn là nièm hoài cổ của nhà thơ Vũ Đình Liên. Vũ Đình Liên cảm nhận ngày xưa qua sự nuối tiếc những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đang bị nhạt phai “nay biết tìm đâu” (Hồn xưa), những văn miếu cổ “rêu phủ lối mòn” (Văn miếu cổ) hay nàng Mỵ Ê cô đơn giữa “cảnh điêu tàn nước non Chiêm”. Lòng ta là hàng thành quách cũ/ Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa. Đến Ông đồ:

    Năm nay đào lại nở
    Không thấy ông đồ xưa
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?

    Khổ cuối bài thơ đã cho thấy nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của nhà thơ đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc. Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: “Không thấy ông đồ xưa”. Kết cấu đầu cuối tương ứng, Tứ thơ cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh “người muôn năm cũ” gợi lên trong lòng người đọc niềm hụt hẫng, cảm thương, tiếc nuối vô hạn. Ông đồ xưa không phải là cụm từ thay thế ông đồ già. Già là khái niệm về tuổi tác, xưa là khái niệm về thời gian, giữa hai tên gọi đó là cả một khoảng cách về thời đại. Ông đồ hoàn toàn vắng bóng, trở thành những con người của một thời quá vãng. Hai câu cuối gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ sâu xa, thể hiện niềm tiếc nuối, xót xa của tác giả. Hồn” ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm. Câu hỏi như 1 sự khắc khoải kiếm tìm. Hỏi nhưng không phải để hỏi mà la để tự vấn để  thể hiện nỗi lòng ân hận của cả một thế hệ đã bỏ quên những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ.  Đó cũng là một khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị bỏ quên. Cảm hứng hoài cổ của tác giả chính nuối tiếc những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc nay bị tàn tạ, lãng quên. Từ lòng thương một ông đồ rất cụ thể thành nỗi niềm tiếc nhớ, thương xót cho cae 1 lớp người, một nền Nho học hưng thịnh, những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.

    Giá trị nhân văn của tác phẩm ở chỗ góp phần vừa khẳng định giá trị vĩnh hằng của nét đẹp văn hóa dân tộc vừa như lời tự vấn, là nỗi ân hận của thế hệ sau vì đã vô tình quên lãng nó. Những câu thơ vang lên như tiếng gọi hồn, chiêu tuyết những ông đồ.  Đó cũng chính là tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo.

    Trả lời

Viết một bình luận