Của ong bướm này đây tuần tháng mật ; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất ; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đ

By Alaia

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
; Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất
; Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
: Tôi không chờ nắng hạ mới hoaì xuân.
Câu1. Nêu các phương thức biểu đạt chính, phong cách ngôn ngữ, các kiểu câu (xét về mục đích nói) của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?
Câu 3. Phép điệp “này đây” được đặt ở những vị trí nào trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật qua việc xếp đặt đó.
Câu 4. Cụm từ “tuần tháng mật” được hiểu như thế nào?
Câu 5 Viết một đoạn văn ngắn phân tích cái mới trong câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” để làm sáng tỏ nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
mong mng giúp đỡ ,

0 bình luận về “Của ong bướm này đây tuần tháng mật ; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất ; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đ”

  1. Câu 1:

    – PTBĐ chính: Biểu cảm

    – Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

    – Xét thuộc về mục đích nói, các kiểu câu của đoạn thơ trên là câu trần thuật, câu cảm thán (Tôi sung sướng).

    Câu 2: Ý nghĩa của đoạn thơ: 

    – Nhấn mạnh, làm nổi bật, làm hiện lên một cuộc sống trần gian thật vô vàn sự sống động, sự tốt tươi, tràn ngập âm thanh cũng như màu sắc.
    – Thể hiện, bộc lộ tình yêu thiên nhiên sự yêu đời cùng với một tâm trạng vội vàng và cuống quýt khi sống giữa cuộc đời này của nhà thơ Xuân Diệu.

    câu 3 :Trong đoạn thơ,  đã sử dụng biện pháp điệp ngữ ” này đây” đến năm lần, việc liệt kê ở tần số cao giúp cho người đọc cảm nhận được rằng những hình ảnh mà tác giả muốn nhắc đến như đang hiện ra trước mắt. Việc liệt kê ấy đã làm cho những hình ảnh thiên nhiên hiện ra hết sức gần gũi và quen thuộc, đồng thời nó còn căng trào dòng nhựa sống, rộn ràng âm thanh, tươi vui ánh sáng, nồng nàn hạnh phúc tình yêu: ong bướm đang độ tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, yến anh vang khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi. Thiên nhiên đẹp diệu kì và tất cả đều tươi vui, sống động, nhảy múa với mùa xuân. Cũng chính vì vẻ đẹp của thiên đường trên mặt đất đã làm cho Xuân Diệu phát hiện ra một sự mới mẻ và hết sức táo bạo: ” tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Vẻ đẹp của mùa xuân được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả sự nồng nàn, tình tứ, quyến rủ, đắm say, hạnh phúc. Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời được Xuân Diệu nếm từng chút một, khiến những hình ảnh ấy càng trở nên đẹp lạ kì, như đang hiện ra trước mắt người đọc , làm cho cuộc sống luôn rộn ràng, xục sôi , mãnh liệt.

     câu 4 : Cụm từ “tuần tháng mật” gợi nên những tháng ngày hạnh phúc tràn trề của lứa đôi

    câu 5 Cặp mắt “xanh non biếc rờn” của Xuân Diệu còn mang đến cho người đọc một nguồn năng lượng mới từ mùa xuân: ”Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa”. Ánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của nàng công chúa có tên là Bình Minh. Nàng vừa tỉnh giấc nồng suốt một đêm qua, mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng nở ra muôn vàn hào quang. Chính ánh sáng ấy đã tưới lên cảnh vật càng làm cho bức tranh thiên nhiên giống như một nguồn nhựa sống chảy dào dạt xung quanh cuộc sống của con người.

    Trả lời

Viết một bình luận