Đề bài là cuộc kháng chiến chống quân Tổng của Lê Hoàn. Câu hỏi gồm: a)diễn biến. b)Kết quả. c)ý nghĩa. ai giúp mình với ạ.

By Everleigh

Đề bài là cuộc kháng chiến chống quân Tổng của Lê Hoàn.
Câu hỏi gồm:
a)diễn biến.
b)Kết quả.
c)ý nghĩa.
ai giúp mình với ạ.

0 bình luận về “Đề bài là cuộc kháng chiến chống quân Tổng của Lê Hoàn. Câu hỏi gồm: a)diễn biến. b)Kết quả. c)ý nghĩa. ai giúp mình với ạ.”

  1. a)Diễn biến:

    – Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:

    + Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

    + Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

    – Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.

    – Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.

    – Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.

    => Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch

    b)Kết quả:

    – Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.

    – Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.

    c, Ý nghĩa

    – Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.

    – Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.

    Trả lời
  2. 1. Giai đoạn thứ I (1075)

    a. Diễn biến

    – Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

    + Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung

    + Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.

    + Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm

    + Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

    – Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.

    b. Ý nghĩa

    Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta

    2. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)

    a. Diễn biến

    – Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng.

    – Tháng 01/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

    – Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc.

    b. Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.

     Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:

    Diễn biến:

    – Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.

    – Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.

    Kết quả:

    + Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”.

    + Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

    Nguyên nhân – Ý nghĩa:

    + Sự ủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta

    + Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt

    + Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

    + Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

    + Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

    Trả lời

Viết một bình luận