ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT A. Lý thuyết Câu 1. a.Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy ví dụ về lực thực hiện

By Vivian

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
A. Lý thuyết
Câu 1.
a.Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy ví dụ về lực thực hiện công?
b.Phát biểu định luật về công?
c.Viết công thức tính công và công suất, nêu rõ các đại lượng trong công thức và đơn vị đo?
d.Công suất trung bình của vận động viên khi chạy 100m là 730W cho ta biết điều gì?
Câu 2.
a.Cơ năng là gì? Nêu các dạng của cơ năng?
b.Thế năng hấp dẫn là gì? Lấy ví dụ vật có thế năng hấp dẫn? Khi nào một vật có thế năng hấp dẫn lớn?
c.Thế năng đàn hồi là gì? Lấy ví dụ vật có thế năng đàn hồi?
d.Động năng là gì? Lấy ví dụ vật có động năng? Khi nào một vật có động năng lớn?
e. Một con lắc được treo trên giá, người ta tác động để nó dao động.
+Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất ?
+Tại vị trí nào động năng lớn nhất, nhỏ nhất?
B. Bài tập
Câu 1. Một vận động viên xe đạp đang leo dốc. Biết rằng độ cao từ chân dốc lên đỉnh dốc là
h = 10 m và đoạn đường dốc dài = 50 m, khối lượng của người và xe m = 70 kg, lực ma sát của mặt đường cản trở chuyển động của người và xe là Fms = 50N.Hãy tính:
a) Công mà vận động viên tiêu tốn để vượt dốc.
b) Hiệu suất của công đó.
Câu 2. Dùng 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định để đưa một vật có trọng lượng 450 N lên cao 10 m .Tính công của người công nhân khi làm việc đó và tính hiệu suất của ròng rọc ? Biết rằng lực kéo của người công nhân là 300 N
Câu 3. Dùng mặt phẳng nghiêng đẩy một bao xi măng có khối lượng 50Kg lên sàn ô tô. Sàn ô tô cách mặt đất 1,2 m.
a. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng sao cho người công nhân chỉ cần tạo lực đẩy bằng 200N để đưa bì xi măng lên ô tô . Giả sử ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và bao xi măng không đáng kể .
b. Nhưng thực tế không thể bỏ qua ma sát nên hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75% . Tính lực ma sát tác dụng vào bao xi măng.

0 bình luận về “ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT A. Lý thuyết Câu 1. a.Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy ví dụ về lực thực hiện”

  1. A TỰ LUẬN

    Câu 1.

    a.

    – Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động

    – Công cơ học phụ thuộc vào: lực tác dụng lên vật, quãng đường vật di chuyển

    – Ví dụ: quả ổi rơi từ trên cây xuống

    b.

    – Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi 

    c.

    – Công thức tính công: A=F.S

    – Trong đó:

    + A là công của vật (J)

    + F là lực tác dụng lên vật (N)

    + S là quãng đường vật di chuyển (m)

    – Công thức tính công suất: $P=\dfrac{A}{t}$

    – Trong đó:

    + P là công suất (W)

    + A là công của vật (J)

    + t là thời gian vật thực hiện công (s)

    d.

    Cho ta biết, trong 1s người đó thực hiện một công bằng 730J

    Câu 2.

    a.

    – Cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật chuyển động trong trọng trường

    – Các dạng cơ năng: thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, động năng

    b.

    – Thế năng hấp dẫn (hay thế năng trọng trường) của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí vật trong trọng trường

    – Ví dụ: quả bóng, quyển sách, bút chì,..

    – Vật có thế năng hấp dẫn lớn khi khối lượng và độ cao của vật lớn 

    c.

    – Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi 

    – Ví dụ: lò xo

    d.

    – Động năng là năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động

    – Ví dụ: oto đang chạy, cầu thủ đang đá bóng,…

    – Vật có động năng lớn khi vận tốc và khối lượng của vật lớn 

    e. Gọi B là vị trí cân bằng của lò xo: 

    – Ví trí thế năng hấp dẫn nhỏ nhất: B

    – Vị trí thế năng hấp dẫn lớn nhất: A,C

    – Vị trí động năng nhỏ nhất: A,C

    – Vị trí động năng lớn nhất: B

    B BÀI TẬP

    Câu 1. 

    a. 

    Tổng trọng lượng của người và xe:

    P=10m=70.10=700(N)

    Công đưa vật lên đường thẳng:

    A = P.h = 700.10 = 7000 (J)

    Công đưa vật lên đường dốc:

    A’=7000+50.50=9500 (J)

    b.

    Hiệu suất:

    $H=\dfrac{A}{A’}.100%$

    $=>H= \dfrac{7000}{9500}.100%$

    $=>H= 73,68%$

    Trả lời

Viết một bình luận