“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng,

By Rylee

“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.”
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 2: Nêu định nghĩa của thể loại tùy bút ?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 4: Từ văn bản có chứa đoạn trích trên hãy rút ra một bài học mà em tâm đắc nhất và cho biết vì sao em chọn bài học đó

0 bình luận về ““Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng,”

  1. câu 1 :Đoạn văn trên trích từ văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng.PTBĐ chính biểu cảm và tự sự

    câu 2 :

    -Tùy bút được hiểu là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh một cách trung thực.

    – Về thể loại tùy bút, được coi là lối chơi độc tấu của cái tôi trữ tình, là tùy theo hứng mà viết.

    câu 3: 

    Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày Rằm Tháng Giêng ở miền Bắc:

    -Sự dụng loạt từ ngữ gợi tả kết hợp vs hình ảnh so sánh

    -Miêu tả sự thay đổi chuyển biến của cảnh sắc và không khí mùa xuân.

    -Là thể hiện sự tinh tế ,nhạy cảm trước thiên nhiên của tác giả 

    (câu 4 mik ko bik làm ạ) 

    Trả lời
  2. câu 1 :

    Đoạn văn trên được trích từ văn bản Mùa xuân của tôi, của tác giả Vũ Bằng.

    Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên : biểu cảm

    câu 2 :

    Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh.

    câu 3 :

    BPTT nổi bật nhất : điệp ngữ ( mùa xuân)

    `=>` tác dụng :

    – là mắt từ của cả đoạn văn

    – làm nổi bật tình cảm của tác giả dành cho mùa xuân: yêu, nhớ

    – nhấn mạnh ý nghĩa của mùa xuân đối với con người tác giả

    – tạo nhịp điệu cho đoạn văn

    – làm cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn

    – qua đó thể hiện tình cảm thắm thiết, trân trọng của tác giả với mùa xuân thân yêu

    câu 4:

    Bài học em tâm đắc nhất qua văn bản chính là luôn phải giữ cho mình một tấm lòng yêu quê hương, đất nước. Yêu mùa xuân trên dải đất của nước mình cũng là lòng yêu nước, vì như nhà văn Nga I-li-a E-ren-bua đã từng viết :“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh… Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”, vì vậy em sẽ tôi luyện lòng yêu nước của mình hơn nữa, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, như yêu chính mùa xuân trên dải đất hình chữ S này.

    Trả lời

Viết một bình luận