ĐỊA LÍ C1.TRÌNH BÀY CẤU TẠO BÊN TRONG LỚP VỎ TRÁI ĐẤT. C2.THẾ NÀO LÀ NỘI

By Hadley

ĐỊA LÍ
C1.TRÌNH BÀY CẤU TẠO BÊN TRONG LỚP VỎ TRÁI ĐẤT.
C2.THẾ NÀO LÀ NỘI LỰC,NGOẠI LỰC.NÊU TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC LÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.TẠI SAO NÓI NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC ĐỐI NGHỊCH NHAU.

C3.NÊU ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH.NÚI LỬA ĐÃ GÂY TÁC HẠI CHO CON NGƯỜI NHƯNG SAO QUANH CHÚNG VẪN CÓ DÂN CƯ SINH SỐNG.
C4.THẾ NÀO LÀ KHOÁNG SẢN , MỎ KHOÁNG SẢN.PHÂN BIỆT MỎ KHOÁNG SẢN NỘI SINH,NGOẠI SINH.KỂ TÊN KHOÁNG SẢN VÀ NÊU CÔNG DỤNG
KHÔNG CHÉP TRÊN MẠNG ^^. TRUNG THỰC SẼ TICK+ BÀI LÀM HAY

0 bình luận về “ĐỊA LÍ C1.TRÌNH BÀY CẤU TẠO BÊN TRONG LỚP VỎ TRÁI ĐẤT. C2.THẾ NÀO LÀ NỘI”

  1. c1.

    – cấu tạo bên trong của lớp vỏ TĐ

    + lớp vỏ TĐ là lớp đá rắn chắc ở ngoài của TĐ. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 15% thể  tích và 1% khối lượng của TĐ.

    c2.

    vì nội lực là những lực sinh ra ở bên trong TĐ,thường làm bề mặt TĐ thêm ghồ ghề

    ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài trên bề mặt TĐ,san bằng địa hình.

    vì nội lực là những lực sinh ra ở bên trong TĐ,thường làm bề mặt TĐ thêm ghồ ghề

    ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài trên bề mặt TĐ,san bằng địa hình.

    c3.

    – động đất là 1 hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ 1 điểm dưới sâu, trong lòng đất, làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội.

    -núi lửa là 1 hiện tượng tự nhiên do vỏ TĐ bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu phun trào ra ngoài mặt đất.

    – Tác hại núi lửa: tro bụi và dung nham có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc , ruộng nương.

    c4.

    -khoáng sản là những  tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích.

    -mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản.

    KHOÁNG SẢN NỘI SINH là KHOÁNG SẢN đc hình thành do macwma, rồi đưa lên ần mặt đất thành mỏ.

    -KHOÁNG SẢN  ngoại sinh là KHOÁNG SẢN đc hình thành trong quá trình tích tụ vật chất,thường ở những chỗ trũng với các loại đá trầm tích.

    Trả lời
  2. c1:

    – Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng.

    – Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí nước, sinh vật…và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

    – Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành, có 7 địa mảng lớn:

    + Mảng lục địa (là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.): Á – Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực

    + Mảng đại dương (gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển): Thái Bình Dương.

    – Các mảng di chuyển rất chậm.

    + Hai mảng có thể tách xa nhau : ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

    + Hai mảng xô vào nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng đá bị nén ép, nhô lên thành núi, sinh ra núi lửa và động đất.

    c2:

    tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:

    – Sóng biển vỗ vào bờ tạo nên các hàm ếch ven bờ biển.

    – Gió thổi cát bay tạo thành những đụn cát ven biển (duyên hải miền Trung các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị…)

    – Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.

    – Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động caxtơ trong các khối núi đá vôi (động Phong Nha, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đòong).

    – Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.

    Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:

    –    Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, tác động lực làm cho các lớp đá bị nén ép, uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất, kết quả là nâng cao hoặc hạ thấp địa hình, làm cho bề mặt đất lồi lõm, gồ ghề.

    –    Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, gồm các quá trình phong hóa và xâm thưc, có tác động làm san bằng, hạ thấp địa hình.

    c3:

    Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt,  thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.

    Ví dụ: Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,…), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ…) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.

    Trả lời

Viết một bình luận